Vaccine sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ lúc mấy tháng là tốt nhất?

Sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất trên thế giới, có thể bùng phát thành dịch gây biến chứng nặng, đe dọa đến sức khỏe trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên tiêm vaccine sởi cho trẻ khi nào là an toàn?
Chuyên gia khuyến cáo sự nhầm lẫn bệnh sởi và cúm có thể khiến bệnh trở nặng Bộ Y tế mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi Hà Nội bảo đảm 95% trẻ từ 6-9 tháng tuổi được tiêm vaccine sởi

Vì sao nên tiêm phòng sởi?

Tiêm vaccine sởi cho trẻ khi nào là an toàn?

BS. Phạm Văn Phú – Quản lý Y khoa KV Đông Nam Bộ 2 (Hệ thống tiêm chủng VNVC) chia sẻ: “Sởi là bệnh truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm xếp trên cả các bệnh ebola, lao hay cúm. Virus gây bệnh sởi có thể lây lan trong không khí và tồn tại ở môi trường bên ngoài trong 2 giờ đồng hồ. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu chưa được tiêm vaccine ngừa bệnh sởi hoặc cơ thể chưa có kháng thể phòng sởi, tỷ lệ lây nhiễm nếu có tiếp xúc gần trong trường hợp này lên đến 90%”.

Sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất trên thế giới, đỉnh điểm thường gặp vào mùa Đông – Xuân và có thể bùng phát thành dịch. Đây là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em dưới 5 tuổi với tỷ lệ tử vong hàng đầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 128.000 trường hợp chết vì bệnh sởi vào năm 2021 – chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi, mặc dù đã có vaccine an toàn và tiết kiệm chi phí.

Người nhiễm virus sởi (Polinosa morbillarum) có thể lây nhiễm cho người lành thông qua giọt bắn, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi, khạc nhổ hoặc giao tiếp. Chính vì vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những địa điểm có mật độ dân cư đông đúc như nhà ở, trường học, ký túc xá, xí nghiệp, khu công nghiệp, bệnh viện,…

Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi bởi sức đề kháng yếu. Hơn nữa, đây là độ tuổi trẻ rơi vào “khoảng trống miễn dịch” do miễn dịch thụ động nhận được từ mẹ giảm dần theo thời gian, trong khi miễn dịch tự thân chưa hoàn thiện để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Sởi vốn là bệnh lành tính và có thể điều trị được, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ em phải đối mặt với nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm như viêm não, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, tiêm vaccine phòng ngừa bệnh sởi là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp trẻ phòng tránh được bệnh sởi cũng như hạn chế nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

Vaccine phòng ngừa sởi được đánh giá là an toàn, ngay cả đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch như mắc bệnh HIV/ AIDS. Hầu hết các trường hợp trẻ em sau chích ngừa không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, một số ít trường hợp xảy ra thường ở mức độ nhẹ, chẳng hạn như sốt, phát ban, đau tại chỗ tiêm và các tác dụng phụ thường sẽ khỏi sau một thời gian ngắn mà không cần điều trị.

Bên cạnh đó, không chỉ trẻ em mà người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ trước khi mang thai, phụ nữ cho con bú, nhân viên y tế, nhân viên trong phòng Lab thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh cũng cần tiêm vaccine phòng ngừa bệnh sởi, đặc biệt là những người thường xuyên đi công tác, du lịch đến những quốc gia có dịch sởi.

Đối tượng nên tiêm phòng vaccine sởi

Vaccine sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ lúc mấy tháng là tốt nhất?
Đối với những trẻ đã đủ 9 tháng tuổi, bố mẹ cần chủ động cho con hoàn thành phác đồ tiêm mũi sởi

BS. Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có tỷ lệ lưu hành bệnh sởi cao. Do đó, đối với những trẻ đã đủ 9 tháng tuổi, bố mẹ cần chủ động cho con hoàn thành phác đồ tiêm mũi sởi đơn để có thể có kháng thể phòng bệnh sớm, khi trẻ đủ 12 tháng cho trẻ tiêm mũi nhắc bằng vaccine kết hợp 3 trong 1 phòng ngừa 3 bệnh truyền nhiễm Sởi – Quai bị – Rubella để tăng hiệu quả miễn dịch”.

Bệnh sởi có tỷ lệ lây nhiễm cao nên ngưỡng bảo vệ cộng đồng cũng rất cao, cần ít nhất 95% khả năng miễn dịch trong cộng đồng để ngăn chặn dịch bệnh. Việc tiêm chủng không đầy đủ có thể khiến dịch sởi bùng phát bất cứ lúc nào. Hầu hết mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và rất cần được tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.

Tại Việt Nam, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi nên tiêm phòng sởi là: Trẻ nhỏ không còn miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vaccine. Trẻ đã tiêm vaccine phòng sởi nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch. Thanh niên, người trưởng thành chưa từng mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm vaccine trước đây. Người lớn tuổi có bệnh nền mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, phổi, đái tháo đường,…

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin sởi

Những người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh HIV/AIDS, uống thuốc ức chế hệ miễn dịch, bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị, dùng thuốc kháng thể đơn dòng,…

Những người mắc chứng rối loạn tế bào máu, người có những ung thư ảnh hưởng đến xương tủy hoặc hệ bạch huyết, người mắc bệnh lao đang được điều trị cũng chống chỉ định tiêm vaccine phòng sởi.

Những người dị ứng hoặc có phản ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với các thành phần trong vaccine sởi (gelatin hoặc neomycin).

Không nên tiêm vaccine phòng ngừa sởi cho phụ nữ có thai bởi đây là loại vaccine sống giảm động lực, mặc dù bằng chứng không cho thấy nguy cơ tác dụng phụ tăng lên ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ những người mẹ vô tình tiêm vaccine sởi trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi tiêm vaccine sởi mới phát hiện mang thai, thai phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.

Lưu ý khi tiêm vacxin sởi

Vaccine sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ lúc mấy tháng là tốt nhất?
Sau khi tiêm, việc theo dõi sức khỏe của trẻ trong vài ngày tiếp theo là cần thiết.

Tiêm vaccine sởi là phương pháp quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em và cộng đồng khỏi bệnh sởi, một căn bệnh có khả năng gây tử vong cao và dễ lây lan. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa, người được tiêm và phu huynh cho con đi tiêm chủng lưu ý:

Thời gian tiêm chủng: Vaccine sởi được tiêm cho trẻ sau khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều này là do vào thời điểm này, hệ miễn dịch của trẻ đang phát triển đủ để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ đối với vaccine. Một liều thứ hai thường được tiêm trước khi trẻ đi học, khi trẻ đạt 4 – 6 tuổi để củng cố khả năng miễn dịch.

Tình trạng sức khỏe của trẻ: Trẻ em đang trong tình trạng ốm nhẹ có thể vẫn được tiêm vaccine, tuy nhiên, nếu trẻ đang mắc bệnh nghiêm trọng hoặc đang sốt cao, việc hoãn tiêm được khuyến khích. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định thời điểm tiêm phù hợp nhất.

Tiền sử dị ứng và phản ứng phụ: Trước khi tiêm vaccine sởi, cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của trẻ, đặc biệt là với các thành phần của vaccine như gelatin hoặc kháng sinh neomycin, thường có trong các loại vaccine tổng hợp. Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số trẻ có thể phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Phản ứng phụ thông thường: Sau khi tiêm, trẻ có thể gặp những phản ứng nhẹ như sốt nhẹ, phát ban hoặc đau tại chỗ tiêm. Đây là những phản ứng thông thường và thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu khó chịu nghiêm trọng, bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế.

An toàn và hiệu quả của vaccine: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng vaccine sởi an toàn và hiệu quả. Hiệu quả ngăn ngừa bệnh sởi đạt tới 95% sau liều đầu tiên và tăng lên khoảng 99% sau liều thứ hai. Điều quan trọng là sự bảo phủ toàn dân đủ để đảm bảo miễn dịch cộng đồng, ngăn ngừa các đợt bùng phát dịch bệnh. (2)

Theo dõi sau tiêm: Sau khi tiêm, việc theo dõi sức khỏe của trẻ trong vài ngày tiếp theo là cần thiết. Nếu có bất cứ biểu hiện nào lạ, bố mẹ cần nhanh chóng liên hệ các chuyên gia y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời. Việc tiêm vaccine sởi là một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhưng cần được thực hiện một cách thận trọng, có sự chuẩn bị tốt để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả tối đa.

Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ? Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?
Những loại rau củ bảo vệ gan toàn diện Những loại rau củ bảo vệ gan toàn diện
Những người không nên ăn quả bơ? Những người không nên ăn quả bơ?
Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu? Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu?
Những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng Những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng
Những loại cây trồng trong nhà giúp hút ẩm, chống nấm mốc hiệu quả Những loại cây trồng trong nhà giúp hút ẩm, chống nấm mốc hiệu quả
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngủ ngon hơn với quy tắc "10-3-2-1-0" của chuyên gia

Ngủ ngon hơn với quy tắc "10-3-2-1-0" của chuyên gia

Quy tắc ngủ 10-3-2-1-0 giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và tinh thần, với mỗi mốc thời gian đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho giấc ngủ sâu.
Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả

Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả

Nghiên cứu cho thấy sữa bột kém chất lượng có thể gây tổn thương gan, thận, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến phát triển của trẻ. Bác sĩ khuyến cáo chọn sữa uy tín và tránh sữa giả.
Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực

Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực

Bộ Y tế thông tin Việt Nam hiện nằm trong số 21 quốc gia đã thành công trong việc xóa sổ bệnh mắt hột sau 7 thập kỷ cố gắng phòng chống.
Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn

Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn

Sau khi ăn lòng lợn khoảng một tuần, người đàn ông 49 tuổi đột ngột sốt cao, tụt huyết áp, hoại tử toàn thân và rơi vào tình trạng nguy kịch.
Những mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn

Những mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn

Nếu muốn giảm cân hiệu quả, việc kiểm soát các cơn thèm ăn là điều cần thiết, bởi chúng thường mãnh liệt và khó kiềm chế hơn cảm giác đói thông thường.
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi

Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi

Chiều ngày 13/4, Bộ Y tế cho biết hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều ca mắc ở người trưởng thành, trong đó có không ít trường hợp diễn biến nặng và đã xuất hiện ca tử vong.
Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận ca bệnh não mô cầu đầu tiên trong năm là bé trai 3 tháng tuổi ở quận Thanh Xuân.
Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam

Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam

Một phụ nữ 46 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối đã được bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện ca ghép tim nhân tạo bán phần để duy trì sự sống.
Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Không chỉ là một loại rau quen thuộc, rau má còn là “bí quyết” chăm sóc da tuyệt vời, giúp phục hồi vết thương, giữ da săn chắc và giảm rõ rệt các nếp nhăn.
Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Muối là khoáng chất thiết yếu cho não bộ và cơ thể. Dùng nước muối pha loãng có nhiều lợi ích nhưng cần dùng cần dùng đúng cách và lưu ý liều lượng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động