Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu?

Viêm màng não mô cầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Vì sao cậu bé tiêm 4 mũi vaccine vẫn mắc bệnh viêm não Nhật Bản? Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận nhiều ca viêm não tự miễn hiếm gặp Nỗi “khổ” vì viêm mũi dị ứng

Viêm màng não mô cầu là bệnh gì?

Viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp, do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch vào mùa thu, đông và xuân. Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh là 2,3/100.000 dân.

Ai dễ mắc viêm màng não mô cầu?
Viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp, do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra.

Khoảng 50% số ca mắc viêm màng não mô cầu ở dạng viêm màng não, 38% bị nhiễm khuẩn huyết, và 9% có biểu hiện viêm phổi do vi khuẩn. Vi khuẩn này thường cư trú trên niêm mạc hầu họng và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các hạt chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh hoặc người lành mang trùng. Tỷ lệ tử vong do bệnh khoảng 10 - 15%, và khoảng 20% bệnh nhân có thể gặp di chứng lâu dài như khuyết tật.

Não mô cầu được chia thành 4 nhóm chính: A, B, C và D. Trong đó, nhóm A phổ biến nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có các nhóm huyết thanh khác như W-135, X, Y và Z, dù ít độc lực hơn nhưng vẫn có khả năng gây bệnh nặng.

Viêm màng não mô cầu có thể điều trị được. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt 85 - 95%.

Triệu chứng của viêm màng não mô cầu

Bệnh viêm màng não do não mô cầu thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng dữ dội như: sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ, cứng cổ, ho, đau họng, ớn lạnh, rét run, co giật, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Ở trẻ nhỏ, triệu chứng có thể biểu hiện qua sự thay đổi thói quen sinh hoạt như: ngủ li bì, kén ăn, bỏ bú, chán chơi, phát ban… Đối với trẻ sơ sinh, ngoài các triệu chứng trên, còn có thể xuất hiện căng phồng thóp, khó cử động, khóc thét với âm thanh the thé hoặc rên rỉ.

Đặc biệt, nếu trẻ có các nốt ban màu xanh tím hoặc đỏ thẫm trên da, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc nặng.
Đặc biệt, nếu trẻ có các nốt ban màu xanh tím hoặc đỏ thẫm trên da, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc nặng.

Đặc biệt, nếu trẻ có các nốt ban màu xanh tím hoặc đỏ thẫm trên da, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc nặng, có nguy cơ biến chứng thành nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, thậm chí tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm màng não mô cầu ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, dẫn đến chẩn đoán muộn và tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Tại những khu vực có dịch lưu hành, khoảng 5 - 10% người nhiễm vi khuẩn não mô cầu không có triệu chứng lâm sàng, nhưng vẫn có khả năng lây truyền bệnh trong cộng đồng.

Đối tượng dễ mắc viêm màng não mô cầu

Bệnh viêm màng não mô cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng một số nhóm có nguy cơ cao hơn, bao gồm:

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Thanh thiếu niên và thanh niên

Người sống trong môi trường đông đúc như ký túc xá, doanh trại quân đội

Người suy dinh dưỡng kéo dài do rối loạn tiêu hóa hoặc suy giảm hấp thụ đường ruột

Người du lịch đến vùng có dịch như khu vực châu Phi

Nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi khuẩn não mô cầu

Người có tiếp xúc với vi khuẩn trong ổ dịch

Ngoài ra, một số yếu tố và thói quen sinh hoạt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt ở thanh thiếu niên, chẳng hạn như:

Sống trong môi trường đông đúc

Tiếp xúc với học sinh từ vùng có dịch

Rối loạn giấc ngủ

Hút thuốc lá, kể cả hút thụ động

Thường xuyên tham gia các hoạt động nơi đông người

Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, để phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu, cần thực hiện các biện pháp sau:

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực có dịch lưu hành, giúp người dân nhận biết sớm bệnh, thực hiện cách ly bệnh nhân và phối hợp với cơ quan y tế để phòng dịch.

Giữ gìn vệ sinh môi trường sống.
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

Giữ gìn vệ sinh môi trường sống: Nhà cửa, lớp học, nhà trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ và đủ ánh sáng.

Giám sát tại các ổ dịch cũ, theo dõi các trường hợp sốt, viêm hầu họng để phát hiện sớm bệnh. Nếu có điều kiện, xét nghiệm bệnh nhân cũ và người xung quanh nhằm tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu.

Điều trị triệt để cho bệnh nhân tại cơ sở y tế. Người tiếp xúc với bệnh nhân cần được điều trị dự phòng để tránh lây lan.

Tiêm phòng – Biện pháp quan trọng nhất

Việt Nam hiện có vắc xin phòng ngừa 5 nhóm huyết thanh não mô cầu phổ biến và nguy hiểm nhất: A, B, C, Y, W-135, bao gồm:

Bexsero (Ý): Phòng não mô cầu nhóm B

VA-Mengoc BC (Cuba): Phòng nhóm B và C

Menactra (Mỹ): Phòng nhóm A, C, Y, W-135

Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần tiêm phòng, vì người lành mang trùng có thể góp phần lây lan bệnh trong cộng đồng. Đặc biệt, những người có bệnh nền cần tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Vắc xin viêm màng não mô cầu không có khả năng phòng ngừa chéo, nên dù đã tiêm phòng nhóm B, vẫn cần tiêm bổ sung vắc xin phòng nhóm A, C, Y, W-135.

Nếu có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thói quen phá hoại sức khỏe nhanh chóng nhiều người mắc phải Thói quen phá hoại sức khỏe nhanh chóng nhiều người mắc phải
Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm? Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm?
Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Tê bì chân tay là cảm giác mất cảm giác, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở các chi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay và chân.
Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Bổ sung vitamin D không khó nếu bạn biết tận dụng đúng nguồn từ thiên nhiên. Tắm nắng hợp lý, ăn uống khoa học và kết hợp dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D tối ưu.
Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Gàu không chỉ do cơ địa hay thời tiết mà còn xuất phát từ những thói quen tưởng chừng vô hại như gội đầu sai cách, dùng mỹ phẩm tóc thường xuyên, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi chế biến thành thực phẩm cho người. Các chuyên gia cảnh báo loại dầu này chứa độc chất có thể gây ung thư, tổn thương gan, thận và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa không chỉ tồn tại ngoài môi trường mà còn ẩn trong những vật dụng bếp quen thuộc, âm thầm phát tán vào thức ăn và đe dọa sức khỏe gia đình bạn.
Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Vải thiều vào mùa mang đến vị ngọt hấp dẫn nhưng nếu ăn sai cách hoặc kết hợp với thực phẩm “đại kỵ”, có thể gây hại cho sức khỏe.
Các loại trái cây bổ sung protein

Các loại trái cây bổ sung protein

Một số loại trái cây không chỉ giàu vitamin và chất xơ mà còn là nguồn protein thực vật ít ai ngờ tới. Ngoài ra, chúng còn bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Lối sống hiện đại – “kẻ tiếp tay” cho suy thận ở giới trẻ

Suy thận không còn là bệnh của người già. Ngày càng nhiều người trẻ, đặc biệt dưới 40 tuổi, mắc bệnh do lối sống thiếu lành mạnh và tâm lý chủ quan với sức khỏe.
Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Phương pháp kiểm soát căn bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến, dù không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt triệu chứng và cải thiện vận động.
Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Dâu tằm – Loại quả quý hay “con dao hai lưỡi”?

Giàu dưỡng chất và chất chống oxy hóa, dâu tằm mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể tạo ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động