Số ca mắc sởi vẫn ở mức cao, Hà Nội mở rộng đối tượng tiêm chủng

Trong bối cảnh số ca mắc sởi tăng cao, cùng với đó thời tiết mưa phùn, nồm ẩm cũng dẫn tới nguy cơ dịch bùng phát là rất cao.... Hà Nội đã quyết mở rộng độ tuổi tiêm vaccine, giúp xây nhanh hàng rào miễn dịch, nhanh chóng ngăn chặn dịch.
Vaccine sởi được khuyến cáo tiêm cho trẻ lúc mấy tháng là tốt nhất? Vaccine phòng sởi giá bao nhiêu tiền? Biến chứng nguy hiểm từ bệnh sởi, chuyên gia cảnh cáo gì?

Số ca mắc sởi vẫn ở mức cao, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng

Số ca mắc sởi vẫn ở mức cao, Hà Nội mở rộng đối tượng tiêm chủng
Đối tượng mắc sởi chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine.

Hiện nay, thời tiết miền Bắc đang trong những ngày mưa phùn, nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển, lây lan mạnh; nhất là bệnh sởi. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần vừa qua, toàn thành phố ghi nhận 114 trường hợp mắc sởi.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 441 trường hợp tại 30/30 quận, huyện, thị xã, không có ca tử vong; số ca mắc sởi tăng so với cùng kỳ năm 2024 (thời điểm này năm ngoái, Hà Nội chưa có ca mắc sởi). Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 47 trường hợp dưới 6 tháng (10,7%); 56 trường hợp 6-8 tháng (12,7%); 45 trường hợp 9 - 11 tháng (10,2%), 110 trường hợp 1 - 5 tuổi (24,9%), 74 trường hợp 6 - 10 tuổi (16,8%), 109 trường hợp > 10 tuổi (24,7%).

Lãnh đạo CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi của Hà Nội đang ở mức cao khi ghi nhận hàng trăm ca mắc trong những tuần gần đây. Đối tượng mắc sởi chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine, hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo, thời gian tới, Hà Nội còn tiếp tục ghi nhận gia tăng các ca mắc sởi.Đặc biệt, không ít trường hợp mắc sởi gặp nguy kịch do biến chứng.

Đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Khoa Nhi của bệnh viện đã điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 1 tuổi. Trường hợp bệnh nhi N.T.Q. (5 tháng tuổi, Bắc Giang) là một trong những ca bệnh nặng nhất tại khoa. Ban đầu, bệnh nhi sốt cao 39,5°C, ho khan, ngạt mũi, mắt nhiều gỉ và tiêu chảy 3 - 4 lần mỗi ngày. Sau 2 ngày sốt, bệnh nhi bắt đầu phát ban đỏ từ mặt, cổ và lan ra thân mình - một dấu hiệu điển hình của bệnh sởi. Ban sởi lan đến hai đùi và bệnh nhi được chẩn đoán mắc sởi biến chứng viêm phổi.

Trước khi chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tình trạng suy hô hấp của bệnh nhi trở nên nghiêm trọng, buộc phải đặt nội khí quản và bóp bóng hỗ trợ. Khi nhập viện, bệnh nhi có ban sởi toàn thân, phù nề mi mắt, xuất huyết tại các vị trí tiêm truyền. Chẩn đoán hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, một biến chứng nặng của sởi.

Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng có nguy cơ biến chứng do sởi. Trước đó, bệnh nhân nam (56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vào Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Các triệu chứng bệnh sởi được xác định rõ ràng, xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh sởi. Cùng với biến chứng viêm phổi do virus sởi gây ra kèm theo tiêu chảy, biểu hiện nhiễm trùng của bệnh nhân cũng có xu hướng tăng. Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều, mức độ suy hô hấp đã được cải thiện rõ rệt, các chỉ số về mức ổn định, ban nổi toàn thân.

Khẩn trương ngăn chặn dịch sởi, mở rộng đối tượng tiêm chủng

Số ca mắc sởi vẫn ở mức cao, Hà Nội mở rộng đối tượng tiêm chủng
Người dân nên đưa trẻ đi tiêm vaccine sởi đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo

CDC Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan giám sát tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý dịch.

Để đáp ứng phòng dịch sởi, Sở Y tế Hà Nội cũng chỉ đạo các đơn vị đảm bảo công tác thu dung bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong; chuẩn bị sẵn sàng phương án trong tình huống gia tăng người bệnh nhập viện… Đồng thời, các đơn vị rà soát, chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, thiết bị y tế, cơ sở vật chất đảm bảo công tác thu dung, điều trị người bệnh kịp thời…

Trước tình hình nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng bị mắc sởi, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết: “Trẻ nhỏ chưa có miễn dịch, khi tiếp xúc với nguồn bệnh, đều có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Điều đáng nói, qua thống kê tại Hà Nội, nhóm tuổi dưới 9 tháng bị mắc sởi chiếm trên 20%. Đây là nhóm tuổi nhỏ, chưa đủ tuổi để tiêm vaccine phòng bệnh sởi theo chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia".

Ông Khổng Minh Tuấn cũng khuyến cáo, người dân nên đưa trẻ đi tiêm vaccine sởi đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo, thông báo của ngành y tế. Bên cạnh đó, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ, đảm bảo nơi ở thông thoáng; nên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để tránh lây nhiễm các bệnh hô hấp…

Nhằm tăng miễn dịch, góp phần quan trọng ngăn chặn dịch bệnh sởi, từ ngày 17 - 28/2, toàn thành phố Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, phấn đấu đạt 95%. Dự kiến, khoảng 20.000 trẻ trong độ tuổi này sẽ được tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi, đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo quy định.

Về việc trẻ chưa đến tuổi vẫn được tiêm vaccine sởi, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vaccine sởi đơn có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi khi có vụ dịch xảy ra, để tăng cường chống dịch. Với những trẻ đã tiêm mũi này trong chiến dịch, sau đó, vẫn tiếp tục được tiêm chủng 2 mũi vaccine sởi theo lịch của chương trình Tiêm chủng mở rộng (khi được 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi).

Bác sĩ Phạm Văn Phúc - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, do virus sởi gây nên, lây qua đường hô hấp. Sởi có các biểu hiện sốt, phát ban đặc trưng, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, tiêu hóa.

Sởi dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong bao gồm viêm phổi, viêm não. Bệnh sởi ở người lớn ít khi xảy ra. Người lớn mắc bệnh sởi thường gặp ở các nhóm có yếu tố nguy cơ là người chưa bao giờ tiêm vaccine phòng sởi; người có suy giảm miễn dịch sởi theo thời gian; những người có bệnh nền và bệnh suy giảm miễn dịch; điều trị hóa chất, ung thư… Khi phát hiện các triệu chứng bất thường, người dân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng đáng tiếc.

Hiện nay trên thế giới có nhiều loại vaccine phòng sởi được sản xuất dưới dạng vaccine đơn hoặc vaccine đôi phối hợp (sởi -rubella hoặc sởi - quai bị - rubella). Sau khi tiêm, vaccine sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm virus sởi. Vì vậy, để phòng bệnh, người dân nên đi tiêm phòng vaccine sởi.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Để phòng bệnh sởi, người dân nên chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Bị cúm có nên dùng điều hòa không? Bị cúm có nên dùng điều hòa không?
Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm
Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”? Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”?
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh sởi, chuyên gia cảnh cáo gì? Biến chứng nguy hiểm từ bệnh sởi, chuyên gia cảnh cáo gì?
Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân? Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?
Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Công an Thanh Hóa cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ thiết bị điện chuyên dùng trong mùa nồm ẩm

Công an Thanh Hóa cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ thiết bị điện chuyên dùng trong mùa nồm ẩm

Thời gian gần đây, các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày thời tiết nồm, ẩm, mưa phùn khiến nhà cửa, đồ đạc luôn trong trạng thái ẩm ướt, gây phiền hà trong sinh hoạt, nhất là phơi phóng quần áo, đồ đạc. Do đó, việc dùng máy sấy quần áo, máy hút ẩm là biện pháp đối phó tối ưu với thời tiết nồm, ẩm. Tuy nhiên, nếu người dân sử dụng các thiết bị này không đúng cách hoặc mua phải loại kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây cháy, nổ...
Một học sinh lớp 7 ở Quảng Ninh tử vong nghi do cúm A

Một học sinh lớp 7 ở Quảng Ninh tử vong nghi do cúm A

Một học sinh lớp 7 tại Quảng Ninh đã tử vong sau khi xuất hiện triệu chứng tức ngực, khó thở. Kết quả test nhanh cho thấy em dương tính với virus cúm A.
Nguyên nhân gây đau đầu khi trời lạnh

Nguyên nhân gây đau đầu khi trời lạnh

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người thường bị đau đầu do nhiệt độ giảm và gió mùa đông tác động. Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng này?
Tiêu chí chọn mua máy hút ẩm cho mùa nồm

Tiêu chí chọn mua máy hút ẩm cho mùa nồm

Ở Việt Nam, thời tiết nồm ẩm kéo dài gây nhiều bất tiện, khiến nhu cầu sử dụng máy hút ẩm ngày tăng. Dưới đây là bí quyết giúp bạn mua máy hút ẩm phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Bệnh có thể gây ra những cơn ho dữ dội, khiến người bệnh khó thở.
Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ

Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ

Theo dự báo, từ nay đến những ngày giữa tháng 4, sẽ tiếp tục có nhiều đợt mưa trái mùa trên diện rộng. Theo các chuyên gia y tế, thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dẫn đến dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?

Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?

Nhiều nước trên thế giới ghi nhận số ca nhiễm cúm tăng đột biến thời gian gần đây. Giới chuyên gia nhận định có nhiều yếu tố khiến dịch cúm năm nay bùng phát mạnh hơn các năm trước.
Mẹo đánh bay mùi hôi quần áo khi trời nồm ẩm

Mẹo đánh bay mùi hôi quần áo khi trời nồm ẩm

Khi trời mưa hoặc nồm ẩm, quần áo lâu khô và dễ bị ám mùi khó chịu. Dưới đây là một số mẹo đơn giản và hiệu quả giúp quần áo luôn khô ráo, thơm tho.
Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C

Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C

Hiện nay có tình trạng, người dân tự ý "đổ xô" đi tìm mua và dự trữ thuốc Tamiflu để uống dự phòng bệnh cúm. Tuy nhiên, không phải ai bị cúm cũng có thể sử dụng thuốc Tamiflu và việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.
Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”?

Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”?

Theo các bác sĩ, "phổi trắng" là dấu hiệu cho thấy phổi bị tổn thương nghiêm trọng, thường gặp ở một số ca cúm nặng gần đây.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động