Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tình hình bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 14.287 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 4 ca tử vong, tăng hơn 42 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Loại bỏ sớm tế bào ung thư nhờ kỹ thuật nội soi cắt tách niêm mạc đường tiêu hóa Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi Dịch sởi, sốt xuất huyết tăng nhanh, cần chủ động kiểm soát

Số ca mắc tăng mạnh ở trẻ em

Tại Hà Nội, số ca mắc sởi đã gia tăng đáng kể trong những tuần gần đây. Nếu trong 6 tháng đầu năm 2024 chỉ ghi nhận 2 ca bệnh, thì đến tháng 11 số ca mắc đã tăng lên 16-25 ca/tuần. Tính từ đầu năm, Hà Nội ghi nhận 87 ca mắc sởi tại 23 quận, huyện, trong đó đa số bệnh nhân chưa được tiêm phòng.

Tại TP.HCM, tình hình cũng không khả quan khi thành phố đã công bố dịch sởi vào tháng 8/2024 với 1.858 ca mắc và 3 ca tử vong. Bất chấp chiến dịch tiêm vaccine diện rộng, trong tuần qua TP.HCM vẫn ghi nhận hơn 200 ca mắc mới.

Các chuyên gia cảnh báo rằng trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, có nguy cơ cao mắc sởi nặng. Virus sởi không chỉ gây phát ban mà còn làm suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não, suy dinh dưỡng nặng.

Số ca sốt phát ban nghi sởi trên cả nước tăng hơn 42 lần, cấp bách tiêm vaccine để ngăn dịch sởi
Các chuyên gia cảnh báo rằng trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, có nguy cơ cao mắc sởi nặng.

Người lớn cũng đối mặt với nguy cơ

Không chỉ trẻ em, nhiều người trưởng thành cũng phải nhập viện do mắc sởi. Một trường hợp tại Hà Tĩnh cho thấy bệnh nhân 56 tuổi bị biến chứng suy hô hấp cấp sau khi mắc sởi.

BS Phạm Văn Phúc - Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương) cho biết, bệnh sởi ở người lớn ít khi xảy ra. Tuy nhiên, bệnh sởi có thể gặp ở người lớn có yếu tố nguy cơ như: Người chưa được tiêm vaccine phòng sởi; người suy giảm miễn dịch sởi theo thời gian; người có bệnh nền… Tương tự như trẻ em, bệnh sởi ở người lớn chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với các vấn đề vệ sinh và chế độ dinh dưỡng.

Các chuyên gia y tế cũng chỉ ra có 3 nhóm nguy cơ cao nhiễm sởi gồm: Người lớn chưa có miễn dịch; Trẻ từ 6-17 tuổi, trong độ tuổi này trẻ thường tham gia các hoạt động tập thể như học tại trường, tham gia các lớp học hoặc các sự kiện đông người như dã ngoại, câu lạc bộ. Nếu chưa tiêm vaccine đầy đủ hoặc chưa tiêm vaccine phòng sởi, trẻ dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây; Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, do các em có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, dễ gặp biến chứng nặng khi mắc bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới, biến chứng nghiêm trọng nhất thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn trên 30 tuổi.

Tăng cường tiêm vaccine – biện pháp cấp bách ngăn dịch sởi

Trước tình hình bệnh diễn biến sởi phức tạp, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, các địa phương đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi theo kế hoạch. Đến nay, gần 961.800 trẻ tại 31 tỉnh, thành phố đã tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố vẫn chưa bảo đảm tiến độ tiêm chủng.

Số ca sốt phát ban nghi sởi trên cả nước tăng hơn 42 lần, cấp bách tiêm vaccine để ngăn dịch sởi
Một số tỉnh, thành phố vẫn chưa bảo đảm tiến độ tiêm chủng (Ảnh minh họa)

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại địa phương; chủ động phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, không để lây lan hoặc bùng phát. Đồng thời, tăng cường thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế chuyển nặng và tử vong. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giám sát và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Y tế đề nghị địa phương phối hợp với các khu vực lân cận chia sẻ thông tin về dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền để người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị bảo đảm nhu cầu về vắc xin và thực hiện tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Dịch sởi đang có nguy cơ lây lan mạnh trong điều kiện thời tiết giao mùa, khiến cả trẻ em và người lớn đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ huynh cần chủ động tiêm phòng cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ đạt 18 tháng tuổi. Đối với người lớn, đặc biệt là những ai chưa có miễn dịch hoặc làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, việc tiêm phòng cũng rất cần thiết.

Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế
Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn
Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, 14 cơ sở bị xử phạt hơn 207 triệu đồng Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, 14 cơ sở bị xử phạt hơn 207 triệu đồng
Gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn Gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại cổng trường học

Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại cổng trường học

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các trường học. Sở Giáo dục và Đào tạo được giao rà soát quy định, hướng dẫn các cơ sở giáo dục về quy trình đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và kiểm soát an toàn thực phẩm.
Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động