Số ca mắc bệnh sởi tăng gấp 8 lần, Bộ Y tế chỉ đạo nóng

Theo Bộ Y tế từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.

Mới đây nhất, ngày 27/8, UBND TP.HCM chính thức công bố dịch sởi, bệnh truyền nhiễm nhóm B trên toàn thành phố.

Để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tối đa sự lây lan trong cộng đồng và nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh sởi, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2495/QĐ-BYT về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2024 trong đó có vaccine chiến dịch do Chính phủ Úc tài trợ.

Số ca mắc bệnh sởi tăng gấp 8 lần, Bộ Y tế chỉ đạo nóng
Các nốt phát ban của bệnh nhân mắc bệnh sởi.

Cùng đó Bộ Y tế đã ban hành các công văn về việc chủ động triển khai phòng, chống dịch bệnh mùa tựu trường; công văn về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cùng với các hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh sởi.

Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Đối với TP Hồ Chí Minh, cần triển khai các biện pháp chống dịch sau khi công bố dịch theo đúng quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm như: Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; thực hiện việc khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, huy động các nguồn lực, bố trí trực 24/24 giờ để sẵn sàng chống dịch; thực hiện cách ly y tế và thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân.

Đồng thời, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; chủ động công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch; triển khai các chiến dịch tiêm chủng, chú ý trường hợp chưa tiêm chủng đầy đủ, kể cả đối tượng vãng lai; chủ động phối hợp với các địa phương lân cận để cập nhật tình hình dịch bệnh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát tại các địa bàn khác.

Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, chủ động đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như hạn chế tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng, sử dụng khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, khu vực tập trung đông người.

Số ca mắc bệnh sởi tăng gấp 8 lần, Bộ Y tế chỉ đạo nóng
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, chủ động đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ. (Ảnh minh họa)

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm.

Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Chỉ có thể cắt được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt >95%.

Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo:

1. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.

2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

5. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Theo dự báo, từ ngày 1/4, cường độ không khí lạnh suy yếu dần, khoảng ngày 5/4, bộ phận không khí lạnh tăng cường trở lại miền Bắc.
Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Gastroenterology năm 2019, khoảng 50-70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ là người béo phì, trong khi số còn lại là người gầy.
Nhai kẹo cao su có thể hấp thu hàng nghìn hạt vi nhựa vào cơ thể

Nhai kẹo cao su có thể hấp thu hàng nghìn hạt vi nhựa vào cơ thể

Nghiên cứu mới cho thấy, mỗi 1g kẹo cao su thải ra trung bình 100 mảnh vi nhựa, với một số loại kẹo cao su thải ra hơn 600 mảnh vi nhựa. Trọng lượng trung bình của một thanh kẹo cao su là 150g.
Khi động đất xảy ra, cần làm gì nếu bạn đang ở trên tầng cao?

Khi động đất xảy ra, cần làm gì nếu bạn đang ở trên tầng cao?

Các chuyên gia khuyến cáo, trong trường hợp xảy ra động đất khi đang ở trong các tòa nhà cao tầng, cần tránh xa cửa sổ, cửa ra vào và vách tường, vì đây là những khu vực dễ sụp đổ đầu tiên. Ngay khi cảm nhận được rung chấn, hãy tìm nơi trú ẩn an toàn như chui xuống gầm bàn, gầm ghế hoặc gầm giường để tránh bị thương do đồ vật rơi xuống.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động