Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?

Nước sả gừng là một thức uống có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng quá nhiều cũng không tốt. Vậy, uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?
Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm Chocolate - Thực phẩm tốt cho tim mạch và não bộ Nỗi “khổ” vì viêm mũi dị ứng

Nước sả gừng hay nước chanh gừng sả từ lâu được biết đến là thức uống có lợi cho hệ miễn dịch. ThS-BS Nguyễn Trọng Tín (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) thông tin trên Báo Thanh Niên, sả và gừng không chỉ là những gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt mà còn là vị thuốc nam phổ biến trong y học cổ truyền.

Nước sả gừng bao gồm ba thành phần chính: chanh, sả và gừng, mỗi loại đều có những đặc tính riêng có lợi cho sức khỏe:

Nước sả gừng bao gồm ba thành phần chính: chanh, sả và gừng.
Nước sả gừng bao gồm ba thành phần chính: Chanh, sả và gừng.

Chanh: Giàu vitamin C và ít calo, chanh giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và tiêu đờm. Tuy nhiên, những người bị đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày nên hạn chế sử dụng. Nếu uống nước chanh, nên pha loãng để giảm tác động đến dạ dày.

Sả: Có tính cay, giúp cơ thể tiết mồ hôi, làm ấm bụng, hỗ trợ tiêu hóa, chống nôn, khử mùi và sát khuẩn. Đặc biệt, sả giúp thanh lọc và giải độc cơ thể hiệu quả.

Gừng: Thường được sử dụng làm gia vị hoặc pha chế thức uống bổ dưỡng. Gừng có tác dụng giải cảm, giảm đau đầu, chống nôn và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nên dùng gừng vào buổi sáng và hạn chế vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tác dụng của của nước sả gừng

Trước khi trả lời cho câu hỏi "Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?", chúng ta cần xem xét những lợi ích mà loại nước này mang lại cho cơ thể. Dưới đây là một số công dụng điển hình của nước sả gừng:

Hỗ trợ giảm cân

Nước gừng sả có hàm lượng calo thấp nhưng giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình giảm cân. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục đều đặn.

Cải thiện sức khỏe khi bị cảm cúm

Gừng từ lâu là một vị thuốc quý trong Đông y, là thành phần có nhiều trong các bài thuốc dân gian để giải cảm, chống và điều trị cảm cúm rất tốt.

Theo lương y Như Tá (Báo Thanh Niên đưa tin), gừng có vị cay, tính ấm, giúp giải cảm phong hàn (lạnh), hỗ trợ ra mồ hôi. Trong các bài thuốc trị cảm phong hàn thường cho thêm ít lát gừng tươi để giúp tăng thêm hiệu quả. Do đó, nước sả gừng là một loại nước tốt, có thể điều trị cảm cúm hiệu quả.

Làm đẹp da

Nước sả gừng giúp cải thiện làn da hiệu quả. Sả là thành phần quan trọng trong ngành mỹ phẩm, có tác dụng làm săn chắc mô da, giảm mụn và giúp da mịn màng, tươi sáng hơn.

Nước sả gừng giúp cải thiện làn da hiệu quả.
Nước sả gừng giúp cải thiện làn da hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch

Chanh, sả và gừng là ba thành phần quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh và cúm.

Cải thiện tình trạng huyết áp thấp

Sả hỗ trợ tuần hoàn máu, trong khi gừng có tác dụng làm tăng huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, những người mắc bệnh cao huyết áp không nên sử dụng nước gừng sả chanh.

Thanh lọc, giải độc

Nước gừng sả giúp đào thải độc tố, bao gồm axit uric, đồng thời hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, gan, tụy, thận và bàng quang, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Uống nước sả gừng bao nhiêu là đủ?

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3) cho biết, trong Đông y, gừng và sả thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị cảm cúm và các ảnh hưởng do thay đổi thời tiết. Nhờ chứa tinh dầu giúp kích thích tiết mồ hôi, các bài thuốc từ gừng sả cũng được dùng để chữa cảm mạo.

Tuy nhiên, nước sả gừng chỉ nên được sử dụng trong một giai đoạn nhất định, không nên coi là thức uống hàng ngày, ngay cả khi đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ khuyến nghị chỉ nên uống một lượng nhỏ và sử dụng trong tối đa 7 ngày. Việc lạm dụng loại nước này có thể gây hại cho cơ thể.

Cụ thể, gừng có tính cay nóng, nếu dùng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gây táo bón hoặc cảm giác nóng rát hậu môn khi đại tiện. Tương tự, việc uống quá nhiều nước sả thay nước lọc có thể làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày - thực quản và gây tích tụ nhiều ghèn ở mắt.

Trong Đông y, gừng sả có tính nóng, vì vậy, những người có cơ địa nhiệt cũng nên hạn chế sử dụng loại nước này.

Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng? Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng?
Thói quen phá hoại sức khỏe nhanh chóng nhiều người mắc phải Thói quen phá hoại sức khỏe nhanh chóng nhiều người mắc phải
Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm? Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm?
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Không chỉ là một loại rau quen thuộc, rau má còn là “bí quyết” chăm sóc da tuyệt vời, giúp phục hồi vết thương, giữ da săn chắc và giảm rõ rệt các nếp nhăn.
Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Muối là khoáng chất thiết yếu cho não bộ và cơ thể. Dùng nước muối pha loãng có nhiều lợi ích nhưng cần dùng cần dùng đúng cách và lưu ý liều lượng.
Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Mất ngủ là vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu bạn chủ động xây dựng những thói quen lành mạnh mỗi ngày.
Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Giải độc gan là việc bạn cần làm mỗi ngày để đảm bảo lá gan khỏe mạnh, gan có sức thực hiện trọng trách vốn dĩ thuộc về nó. Vậy uống gì để thải độc gan nhanh và hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế vừa chỉ đạo điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP.HCM.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động