Tuyệt đối không phun khử khuẩn trực tiếp lên nhân viên y tế, người bệnh

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc trường đại học yêu cầu tuân thủ đúng các biện pháp vệ sinh môi trường bề mặt trong cơ sở khám, chữa bệnh.
Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm: Lan tỏa yêu thương, vượt qua dịch bệnh Tiếp tục hành trình trao gửi yêu thương tới người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 Bộ Y tế đề nghị không phun khử khuẩn ngoài trời, không phun vào người

Bộ Y tế cho biết, hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện hình ảnh một số cơ sở khám chữa bệnh chưa tuân thủ đúng các biện pháp vệ sinh môi trường bề mặt như: Phun khử khuẩn môi trường trong và ngoài phòng bệnh; phun khử khuẩn lên người bệnh, người nhà người bệnh và đồ dùng cá nhân; phun khử khuẩn lên phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế; phun khử khuẩn lên chất thải....

Việc lạm dụng phun khử khuẩn như trên không những không có hiệu quả để khử khuẩn không khí, bề mặt mà còn gây hậu quả nặng nề như: Ô nhiễm môi trường, lãng phí hóa chất, đặc biệt không an toàn cho sức khỏe của người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.

Tuyệt đối không phun khử khuẩn trực tiếp lên nhân viên y tế, người bệnh
Tuyệt đối không phun khử khuẩn trực tiếp lên nhân viên y tế, người bệnh nhân

Để bảo đảm tuân thủ đúng các biện pháp phòng chống bệnh dịch, vệ sinh môi trường bề mặt trong cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc trường đại học chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh tại Quyết định 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện đúng quy định vệ sinh môi trường bề mặt bằng phương pháp lau khử khuẩn, đặc biệt các bề mặt môi trường có sự tiếp xúc cao như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, phím bấm thang máy, phương tiện vận chuyển người bệnh...

Không phun hóa chất khử khuẩn trong và ngoài phòng bệnh, lối đi, khu vực ngoại cảnh. Chỉ thực hiện phun khử khuẩn đối với bề mặt không thể lau và khi không có người trong khu vực đó.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tuyệt đối không phun khử khuẩn trực tiếp lên nhân viên y tế; người bệnh, người nhà người bệnh khi đến cơ sở khám chữa bệnh và khi kết thúc cách ly về địa phương; quần áo, đồ dùng cá nhân; phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế; chất thải và đồ vải.

Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ vệ sinh môi trường bề mặt và xử lý nghiêm các hành vi không đúng.

Trước đó, ngày 2/8, Bộ Y tế có văn bản 6212/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc vệ sinh khử khuẩn phòng chống dịch COVID-19.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những nơi như đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa virus SARS-CoV-2. Việc phun hóa chất diệt khuẩn ở ngoài trời không được WHO, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo do kém hiệu quả, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phun và người xung quanh khu vực phun. Việc sử dụng số lượng lớn hóa chất diệt khuẩn để phun diệt khuẩn ngoài trời còn có thể gây hại đến môi trường và làm lãng phí nguồn hóa chất dự trữ cho công tác phòng, chống dịch.

Mặt khác, WHO và CDC Hoa Kỳ cũng khuyến cáo không phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào do phương pháp này không làm giảm nguy cơ lây nhiễm mà có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Do vậy, để bảo đảm công tác vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo: Không thực hiện việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt virus SARS-CoV-2 tại khu vực ngoài trời.

Không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào, gồm cả biện pháp dùng máy phun hóa chất trực tiếp vào người hoặc sử dụng buồng khử khuẩn phun hóa chất.

T.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động