Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Vì sao trứng vịt lộn ăn buổi sáng là thuốc bổ nhưng tối lại rất hại cho sức khỏe? Mỡ máu cao ăn trứng vịt lộn được không? Loại rau ăn kèm với trứng vịt lộn bổ như thuốc, nhưng ăn sai cách coi chừng ôm họa
Trứng vịt lộn rất tốt nhưng lại là “đại kỵ” với một số người.
Trứng vịt lộn rất tốt nhưng lại là “đại kỵ” với một số người.

Trứng vịt lộn là trứng vịt được ấp trong thời gian từ 12 đến 20 ngày. Món ăn này khiến nhiều người phương Tây sợ hãi nhưng lại được yêu thích ở một số nước châu Á như Việt Nam, Philippines.

Có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng người dân thường ăn trứng luộc trong 20-30 phút, cho gia vị, ăn kèm với gừng, rau răm, dưa góp. Nước tiết ra từ trứng cũng khá thơm ngon.

Trong Đông y, trứng vịt lộn có tính hàn, có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí và có thể chữa được nhiều bệnh như: suy nhược, yếu sinh lý, đau đầu chóng mặt…

Trong trứng vịt lộn chứa 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốt pho, 600mg cholesterol, 182 kcal... Ngoài ra, mỗi quả trứng vịt lộn còn chứa rất nhiều vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin C…

Nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém. Dưới đây sẽ là một số nhóm người không nên ăn trứng vịt lộn:

Người mắc bệnh gút

Trứng vịt lộn chứa rất nhiều protein, ăn càng ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ càng làm tăng lượng protein trong máu, khiến tình trạng bệnh của người bệnh gút trầm trọng hơn.

Người bệnh thận

Ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.

Bệnh nhân bị bệnh gan

Trứng vịt lộn chứa quá nhiều đạm khiến cho gan bị hoạt động quá mức, dẫn đến suy gan nhanh chóng. Ngoài ra, còn khiến người bệnh gan bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụg,...

Người bị sốt

Việc tẩm bổ bằng trứng vịt lộn trong lúc ốm sẽ khiến cho cơ thể nhanh hồi phục hơn là một quan niệm sai lầm.

Ăn trứng vịt lộn sẽ hấp thụ Protein, lượng Protein này khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy, sinh ra lượng nhiệt cao hơn 30% so với bình thường, khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

Người bị cao huyết áp

Cơ thể sẽ thu nạp một lượng lớn chất đạm và cholesterol sau khi ăn trứng vịt lộn, 2 chất sẽ gây nên tình trạng cao huyết áp. Chính vì thế, người bị cao huyết áp tuyệt đối không được ăn.

Người vừa sinh con

Sản phụ vừa sinh con không nên ăn trứng vịt lộn là vì chúng chứa nhiều protein và chất béo, có thể gây khó tiêu, đầy bụng.

Sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1 - 2 ngày và không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày.

Trẻ nhỏ

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa thể phát triển hoàn toàn, nếu ba mẹ cho bé ăn quá sớm hoặc ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ dẫn đến trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Bé từ 5 tuổi trở lên mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần và mỗi lần chỉ 1/2 quả.

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Vì sao nên ăn trứng vịt lộn cùng rau răm?

Theo Đông y, trứng vịt lộn là món ăn có tính hàn, việc ăn cùng các loại rau, gia vị như răm, gừng là cách kết hợp đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm và gừng có vị cay nồng, tính ấm, khi ăn cùng với trứng vịt lộn sẽ có tác dụng chống lạnh bụng và đầy hơi.

Lưu ý, người mang thai ăn trứng vịt lộn sẽ giúp cơ thể phần nào tránh được suy nhược, thiếu máu, chóng mặt; nên ăn 2 quả/tuần. Tuy nhiên, bà bầu tuyệt đối tránh ăn cùng rau răm.

Nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng. Người lớn khỏe mạnh chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần.

Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối để tránh khó tiêu vì khi cơ thể đã mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, chất đạm và cholesterol cao trong trứng sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ và tiêu hoá, gây khó chịu cho dạ dày. Những người bụng dạ kém ăn món này và buổi tối có thể gặp tình trạng khó chịu, đầy hơi.

Món ăn tưởng quen mà lạ chỉ có ở Quảng Ninh, chưa ăn thì ngại mà đã thử là mê Món ăn tưởng quen mà lạ chỉ có ở Quảng Ninh, chưa ăn thì ngại mà đã thử là mê
Lão nông chăn vịt mặc com lê đi dày đen và bí quyết thu tiền tỷ nhờ bán trứng vịt lộn cho đại gia Lão nông chăn vịt mặc com lê đi dày đen và bí quyết thu tiền tỷ nhờ bán trứng vịt lộn cho đại gia
Vì sao trứng vịt lộn ăn buổi sáng là thuốc bổ nhưng tối lại rất hại cho sức khỏe? Vì sao trứng vịt lộn ăn buổi sáng là thuốc bổ nhưng tối lại rất hại cho sức khỏe?
Phạm Khải

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

Thời tiết diễn biến khó lường cùng với lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và lây lan bệnh. Các chuyên gia nhận định, nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát trong thời gian tới nếu không triển khai các biện pháp phòng dịch chủ động và đồng bộ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi cơ thể

Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi cơ thể

Mùi cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân tạo nên mùi cơ thể?
Hướng tới nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu

Hướng tới nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu

Hóc dị vật đường thở, ngạt nước, bị chấn thương… là những tai nạn thường gặp trong cộng đồng. Với những tai nạn này, nếu không được sơ cấp cứu ban đầu kịp thời mà chờ đưa được tới cơ sở y tế thì khả năng tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề cho nạn nhân. Do đó, việc trang bị kiến thức về sơ cấp cứu trong cộng đồng cho người dân là hết sức cần thiết.
Loại củ “đa năng” cực tốt cho tim mạch và huyết áp

Loại củ “đa năng” cực tốt cho tim mạch và huyết áp

Đừng để vẻ ngoài xù xì đánh lừa, khoai mỡ chính là "thần dược" cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tim mạch, và huyết áp.
Loại hạt được ví như “vua hút đường”, cực tốt cho người bị tiểu đường

Loại hạt được ví như “vua hút đường”, cực tốt cho người bị tiểu đường

Hạt kiều mạch không chỉ là đặc sản thơm ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, hạt kiều mạch có thể giảm lượng đường trong máu và tốt cho người bị tiểu đường.
Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh sau bão, lũ

Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh sau bão, lũ

Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Dưới đây là hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế sau bão, lũ.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng bão lũ tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết chế biến thực phẩm

Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng bão lũ tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết chế biến thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Sử dụng máy phát điện, 6 người ở Quảng Ninh bị ngộ độc khí CO

Sử dụng máy phát điện, 6 người ở Quảng Ninh bị ngộ độc khí CO

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều khu vực tại tỉnh Quảng Ninh chưa được cấp điện trở lại, một số gia đình đã dùng máy phát điện để phục vụ sinh hoạt. Theo đại diện Bệnh viện Bãi Cháy, bệnh viện tiếp nhận 6 bệnh nhân bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện, trong đó hai người hôn mê, suy hô hấp, nguy kịch.
Việt Nam nỗ lực hạn chế tình trạng kháng kháng sinh

Việt Nam nỗ lực hạn chế tình trạng kháng kháng sinh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đề kháng kháng sinh là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người. Tại Việt Nam, tình trạng này cũng đang gia tăng nhanh chóng, đề ra yêu cầu phải có nhiều nỗ lực hạn chế kháng kháng sinh.
Vẫn bất an với an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống

Vẫn bất an với an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống

Nguồn cung cấp thực phẩm, rau củ quả cho phần lớn người dân trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn từ các chợ dân sinh trên địa bàn. Đáng nói, phần lớn hàng hóa tại các chợ dân sinh vẫn tự cung, tự cấp, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gây khó khăn cho các ngành chức năng trong kiểm soát chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như lo ngại về ATTP cho sức khỏe người tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động