Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?
Những trái cây tốt cho người tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường nên "né" những loại trái cây nào? Lợi ích của cà chua đối với người bệnh tiểu đường |
Bệnh tiểu đường là một loại bệnh có tính chất nghiêm trọng, cần phải được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.
Người tiểu đường được khuyến khích ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để bồi bổ sức khỏe. Có một số loại trái cây có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt. Vậy liệu người bị tiểu đường có ăn được sầu riêng không là thắc mắc được đặt ra.
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi, người tiểu đường ăn sầu riêng được không, chúng ta cần nắm thông tin dinh dưỡng cũng như một số lợi ích của sầu riêng đối với sức khỏe của người bình thường nói chung và người bị bệnh tiểu đường nói riêng.
Thành phần hóa học trong sầu riêng
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100 gram sầu riêng (tương đương với 3 múi sầu riêng bao gồm cả phần thịt và hạt) như sau:
Năng lượng: 147 - 165 kcal
Chất đạm: 1,47 - 2,50 g
Chất béo: 2,80 - 5,33 g
Chất béo bão hòa: 0,85 - 1,10 g
Chất xơ: 3,10 - 3,20 g
Carbohydrate: 27,09 - 31,10 g
Natri: 3 - 8 mg
Lợi ích đối với sức khỏe của sầu riêng
Kiểm soát và ổn định huyết áp
Sầu riêng chứa nhiều kali. Trong cơ thể, kali đóng vai trò quan trọng giúp duy trì cân bằng và kiểm soát, điều chỉnh làm ổn định huyết áp, cải thiện sức khỏe cũng như phòng ngừa các vấn đề về tim mạch.
Giảm cholesterol xấu
Sầu riêng chứa nhiều chất béo tốt, đó chính là chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ
Sầu riêng chứa chất tryptophan, khi vào cơ thể và được tiêu hóa, tryptophan chuyển hóa thành serotonin là chất có khả năng tạo cảm giác thư giãn và cải thiện tâm trạng. Bên cạnh đó, melatonin cũng được hình thành bởi tryptophan, hormon có tác dụng kiểm soát giấc ngủ và cải thiện chứng khó ngủ.
Thúc đẩy quá trình tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao trong sầu riêng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sầu riêng còn cung cấp vitamin B1 và B3 giúp cơ thể thèm ăn và đồng thời hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Hỗ trợ hệ miễn dịch
Sầu riêng còn cung cấp các chất chống oxy hóa và vitamin, hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể trước các tác nhân là virus, vi khuẩn xâm nhập.
Người bị tiểu đường có nên ăn sầu riêng?
Vậy người bị tiểu đường có ăn được sầu riêng không? Câu trả lời chính xác nhất là: Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn sầu riêng. Bởi sầu riêng là thực phẩm giàu năng lượng và thuộc nhóm thực phẩm có lượng đường cao. Nếu ăn sầu riêng quá mức cho phép thì lượng đường trong máu tăng lên rất nhanh chóng. Chưa kể trong y học cổ truyền, sầu riêng có tính nóng và khi ăn nhiều sẽ bị táo bón, đau họng, nổi mụn.
Do vậy, chỉ nên ăn sầu riêng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 1-2 múi để cơ thể không bị dư thừa năng lượng và ổn định đường huyết, tránh mụn nhọt.
Những lưu ý khi ăn sầu riêng
Người bị tiểu đường nói riêng và người bình thường khỏe mạnh nói chung khi ăn sầu riêng cần lưu ý:
Nếu thuộc nhóm người có cơ địa nóng cần hạn chế ăn sầu riêng để tránh bị nóng trong người.
Không nên ăn sầu riêng và uống rượu cùng lúc vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn tạm thời như đầy hơi, khó tiêu, nôn nao, ...
Những đồ uống "khắc tinh" của người bệnh tiểu đường |
Lựa chọn trái cây phù hợp cho người bệnh tiểu đường |
Vì sao hạt hướng dương được coi là "siêu thực phẩm" cho người mắc tiểu đường? |