Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè
Đặc điểm của cây sắn dây
Sắn dây là loại cây thuộc thân leo, được mọc nhiều trong rừng hoặc được trồng, có thể sống lâu năm.
Thân cây có thể dài đến 10m và thân có lông. Rễ cây sắn dây phát triển thành củ dài và to. Cây có hình trụ thon, viền không đều khoảng 15cm, với đường kính khoảng 6 đến 8cm, trọng lượng lên đến 20kg.
Vỏ rễ ngoài của cây sắn dây có màu tím nâu hoặc đỏ nâu, có vết nhăn dọc thành.
Lá của cây săn dây là loại là kép, mọc so le, với ba lá chét. Cây sắn dây có củ sắn chắc, nặng và có nhiều bột mùi thơm nhẹ .
Củ sắn dây to và chắc |
Cây sắn dây được trồng rất nhiều tại các tỉnh thành của Việt Nam. Thông thường, cây sắn dây sẽ được trồng vào tháng 3 đến tháng 4. Đến tháng 9 - 10 thì ra hoa và cuối tháng 11 là có thể thu hoạch củ.
Gần như tất cả các bộ phận của cây sắn dây đều có thể dùng làm thuốc. Trong đó, phần rễ hay củ sắn dây được cho là bộ phận tốt nhất. Sau khi thu hoạch vào khoảng cuối tháng 11, củ sắn dây sẽ được rửa sạch lớp đất cát, bỏ vỏ. Tiếp đó, đem đi thái lát phơi khô. Trong Đông Y; vị thuốc này được gọi là cát căn.
Thành phần hoá học
Trong bột sắn dây chứa khoảng 60% là tinh bột protein, 40% còn lại là một số hoạt chất thuộc nhóm isoflavonoid: puerarin, puerosid A, puerosid B và hợp chất nhóm olean triterpene, trong đó:
Puerarin: Chỉ tồn tại duy nhất trong bột sắn dây, có tác dụng chữa đau đầu, ù tai,...
Isoflavonoid: Tăng sắc tố da, trị nám, chống oxy hóa...
Daidzein: Hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mụn nhọt, rôm sảy,...
Tác dụng của sắn dây
Là một thực phẩm từ thiên nhiên, chứa nhiều dưỡng chất nên việc bổ sung bột sắn dây sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ như:
Bổ sung sắt: Sắn dây hay bột sắn dây là một nguồn cung cấp sắt tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Nếu bạn uống 1 cốc sắn dây sẽ hấp thụ khoảng 13% lượng sắt mà cơ thể cần mỗi ngày để cải thiện tình trạng thiếu máu.
Chống Ô xy hoá: Một số nghiên cứu cho thấy, 8% lượng Manga mà cơ thể cần có thể cung cấp trong một cốc bột sắn dây. Đây là một loại khoáng chất cần thiết để hỗ trợ chuyển hóa cholesterol và axit amin, giúp chống oxy hóa cho cơ thể khỏe mạnh.
Bột sắn dây cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể |
Chắc khoẻ xương: Nếu xương khớp của bạn đang dần xuống cấp, thì canxi là một chất rất cần thiết cho xương. Đồng thời còn là khoáng chất quan trọng để giúp cho răng và xương càng vững chắc hơn. Và trong bột sắn dây chứa hàm lượng canxi lớn giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương, răng hiệu quả.
Tốt cho phụ nữ mang thai: Hàm lượng Folate chứa trong sắn dây là khá lớn, nên góp phần hỗ trợ vào quá trình tạo ADN và phân chia tế bào. Đồng thời lượng Vitamin B trong thực phẩm này cũng là chất nên bổ sung thường xuyên trong cả thai kỳ để giảm tối đa tình trạng khuyết tật ống thần kinh. Cho nên, bột sắn dây chính là một loại thực phẩm rất thích hợp dùng cho bà bầu.
Hộ trợ cải thiện hệ tiêu hoá và giúp tăng cân: Lượng tinh bột lớn trong sắn dây là thành phần hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy ăn ngon hơn, khả năng hấp thu dược chất tốt hơn nên rất có lợi cho sức khỏe.
Giúp cải thiện vòng 1: Tinh bột trong bột sắn dây được biết đến là chất có thể cung cấp nhiều Protein và Lecithin giúp thúc đẩy sản sinh nội tiết tố Estrogen – có thể kích thích tăng trưởng vòng 1 hiệu quả. Bằng cách, lấy bột sắn dây pha vào nước ấm nước chanh hay sữa đặc và uống trong khoảng 1 tháng để cảm nhận hiệu quả rõ rệt nhất.
Hỗ trợ hạ nhiệt: Trong Y học Cổ truyền, sắn dây còn được gọi là cát căn, đây là một vị thuốc tính hàn có tác dụng giải nhiệt.
Cải thiện quá trình trao đổi chất: Bột sắn dây có thể hỗ trợ cải thiện quá trình trao đổi chất như lượng đường trong máu hoặc lượng cholesterol. Bởi vì bột sắn dây có thể làm giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn, tăng độ nhạy các tế bào với chất insulin. Qua đó, giúp cho cơ thể tránh mắc phải các bệnh lý như bệnh về tiểu đường, béo phì cùng một số bệnh về tim mạch .
Cải thiện sức khoẻ đường ruột: Với hàm lượng kháng tinh bột khá lớn, đây là một chất có tác dụng cực tốt cho đường ruột. Đồng thời, lượng kháng tinh bột này còn có chức năng như một chất xơ hòa tan, chúng sẽ đi trực tiếp qua ruột non và đi thẳng tới ruột già. Tại đây, kháng tinh bột sẽ hỗ trợ các sản sinh các các lợi khuẩn để gia tăng khả năng chống lại thường hay mắc phải do rối loạn hệ vi sinh đường ruột, nhất là bệnh viêm ruột.
Đồng thời, kháng tinh bột còn sản sinh axit butyric để tiến hành bảo vệ các biểu mô và lớp lót niêm mạc ruột tránh xảy ra các sự tổn thương bên trong.
Ứng dụng trong Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, được ứng dụng để làm bài thuốc dân gian chữa các bệnh như :
Bột sắn dây có thể điều trị bệnh hiệu quả
- Chữa cảm, nôn, đau đầu do bị cảm, gió: Cách dùng là nấu chín bột sắn dây cùng gạo tẻ thành cháo, thêm gừng giã nát, ăn từ 3 - 5 ngày.
Bột sắn dây có thể điều trị bệnh hiệu quả |
- Chữa viêm họng: Bột sắn dây giúp cơ thể kháng viêm và ức chế một số vi khuẩn có hại. Vì thế, nếu bị viêm họng, chúng ta có thể lấy từ 10-15g bột pha nước nóng để uống.
- Chữa ngộ độc rượu: Hòa tan bột sắn dây với một chút đường có thể thêm nước cốt chanh. Có thể sử dụng muối thay cho đường để làm tăng hiệu quả của phương pháp này.
- Chữa nhức đầu, sốt nóng: Lấy khoảng 12g bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.
- Chữa ngứa do mồ hôi gây nên: Dùng 5g bột sắn dây, 5g thiên hoa phấn, 20g hoạt thạch. Trộn đều hỗn hợp rồi rắc lên những vùng bị ngứa.
- Chữa đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ : Dùng bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.
- Chữa kiết lỵ do nhiệt: Triệu chứng như đau bụng, nóng rát vùng hậu môn, phải rặn khi đại tiện, pha bột sắn dây với nước và đường, sau đó nấu chín đặc và chia ăn 2 - 3 lần trong ngày.
Những lưu ý khi sử dụng sắn dây
Sắn dây có tính hàn, giải nhiệt tốt nhưng không nên uống quá nhiều và khi uống chỉ nên cho thêm một chút đường. Nếu cho quá nhiều đường có thể gây béo phì, nhiệt miệng, tiểu đường,...
Mẹ bầu dễ bị nóng trong có thể giải nhiệt bằng sắn dây. Tuy nhiên, trường hợp bà bầu bị mệt mỏi, động thai thì không nên sử dụng để tránh tăng co bóp tử cung và khiến cho tình trạng mệt mỏi càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hi vọng với những thông tin trên mà Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cung cấp cho bạn đọc, sẽ góp phần cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất để hiều rõ về công dụng của cây sắn dây và cách sử dụng hiệu quả loại dược liệu này.
Lưu ý, những bài thuốc kể trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên nhờ đến bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích.