Sản phẩm TPBVSK Beauty Slim Plus và Bách Hoa Tiên vi phạm luật quảng cáo
![]() |
Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Hoa Tiên |
Cục An toàn thực phẩm cho biết, qua công tác hậu kiểm, Cục phát hiện sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Beauty Slim Plus do Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng sản xuất Thực phẩm chức năng Học Viện Quân Y (Địa chỉ: Thôn 6, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm đang quảng cáo trên trang https://www.facebook.com/GiamCanHocVienQuanY104/
và sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Hoa Tiên do Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại L.A.S BEAUTY (Địa chỉ: Số nhà 326 Mê Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm đang quảng cáo trên trang https://www.facebook.com/thuphuong.vu.399 gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định về quảng cáo.
![]() |
Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Beauty slim plus |
Trước đó, đối với sản phẩm TPBVSK Beauty Slim Plus Cục An toàn thực phẩm cũng đã đưa ra cảnh báo về việc trên website/đường link: Hocvienquanyvietnam.vn/beautyslimplus quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Beauty slim plus quảng cáo sản phẩm với nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thực hiện quảng cáo mà chưa có xác nhận nội dung của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Trong khi các cơ quan chức năng đang phối hợp xử lý. Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật để sử dụng sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Beauty Slim Plus và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Hoa Tiên trên các trang facbook nêu trên.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả
