Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng

Đó là lời khuyên của Bộ Y tế tới người tiêu dùng về việc cần hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng (TPCN) giúp tránh gặp phải rủi ro khi sử dụng.
Quản lý thực phẩm chức năng – Định hướng trong thời gian tới Mất thị lực, tổn thương não sau khi uống sản phẩm giảm cân mua trên mạng Chấn chỉnh hoạt động, nâng cao chất lượng quảng cáo thực phẩm chức năng

TPCN CÓ THÀNH PHẦN NGUỒN GỐC THIÊN NHIÊN

Theo ghi nhận, thị trường TPCN có số lượng mặt hàng lớn, đa dạng về chủng loại, nhiều tiềm năng phát triển về quy mô khi lượng người tiêu dùng tăng với tốc độ đáng kể.

Người tiêu dùng TPCN tại Việt Nam hiện nay đang đề cao xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên có trong động vật và cây cỏ, khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh ẩm thực của các dân tộc phương Đông, hạn chế tối đa việc đưa hóa chất vào cơ thể - thủ phạm của các phản ứng phụ, quen thuốc, nhờn thuốc.

Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng
Người tiêu dùng TPCN tại Việt Nam hiện nay đang đề cao xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Theo Thông tư số 43/2014/TT-BYT, tại điều 2 giải thích từ ngữ nghĩa có ghi: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây: a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác; b) Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa”.

Hay tại Mục đ, Điều 4. Yêu cầu về báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng có ghi: “đ) Sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật lần đầu tiên đưa ra thị trường có thành phần cấu tạo khác với thành phần cấu tạo của các sản phẩm y học cổ truyền cổ phương, cổ phương gia giảm đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học”.

Thế nhưng, tại Việt Nam hiện nay chưa có những căn cứ, tiêu chuẩn, hay điều luật nào quy định thế nào là thuốc hay thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nhiều sản phẩm bắt nguồn từ thiên nhiên phải có những tiêu chí rõ ràng về hàm lượng hay tỷ lệ thành phần và phải được một cơ quan chuyên môn công nhận chứ không thể phó mặc cho doanh nghiệp (DN) tự công bố như hiện nay.

Các DN khi đưa sản phẩm ra thị trường, ngoài giấy phép do Bộ Y tế cấp xác định đó là thuốc hay thực phẩm chức năng thì không có bất cứ cơ quan nào xác nhận đó có phải là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay không, việc quảng cáo là sản phẩm thiên nhiên do chính DN đó tự công bố.

Trước thực trạng này, ngày 15/8/2020, GS.TS Phạm Văn Thiêm - Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã chính thức ký Quyết định ban hành “Bộ tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên” (lần thứ nhất - năm 2020).

Tiếp bước “Bộ tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên”, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã nghiên cứu và ban hành các bộ tiêu chuẩn riêng đối với từng sản phẩm, cụ thể như: Tinh dầu, Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng,...

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ VỀ QUẢNG CÁO TPCN

Bộ Y tế quy định rõ đối với TPCN phải đưa ra khuyến cáo sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chính vì “không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" nên chỉ cần một yếu tố không đúng như quảng cáo cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chữa bệnh cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng
Quảng cáo TPCN trên thị trường hiện có nhiều dấu hiệu sai phạm

Trên thực tế tại thị trường Việt Nam hiện nay, TPCN đang được người bán tìm mọi cách bán được hàng hoặc do một số nhà sản xuất lợi dụng sơ hở của cơ quan quản lý đưa vào một số chất không có lợi cho sức khỏe. Hay việc đưa hình ảnh bác sĩ, người nổi tiếng “thổi phồng" công dụng như “thần dược", thậm chí, một số người bán còn tự công bố khả năng chữa bệnh của TPCN là sai hoàn toàn.

Có thể kể đến trường hợp của MC Cát Tường đã phải lên tiếng xin lỗi, mong muốn khán giả tha thứ cho sai lầm khi quảng cáo sản phẩm. Hàng loạt nghệ sĩ như: Nghệ sĩ Hồng Vân, diễn viên Quyền Linh, nghệ sĩ Vân Trang, Nam Thư, Diệu Nhi, ca sĩ Phương Mỹ Chi... cũng đã phải lên tiếng đính chính, xin lỗi khán giả vì quảng cáo sai sự thật. Tuy nhiên, mức phạt cho người quảng cáo sai được cho là chưa đủ sức răn đe.

Đề cập về vấn đề trên, đại biểu Bùi Hoài Sơn - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho rằng, thời gian qua, nở rộ các loại quảng cáo về thuốc và thực phẩm chức năng với những công dụng như “thần dược" mà chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng và công nhận. Cùng với đó là tình trạng nghệ sĩ, người nổi tiếng nhận tham gia vào các clip quảng cáo mà không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm. Đây là câu chuyện hết sức nghiêm trọng bởi nó dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”. Đặc biệt là những người hâm mộ, họ thường tin tưởng vào những nghệ sỹ, những người nổi tiếng mà mình yêu mến.

Trước thực trạng trên, tháng 1/2023, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt văn nghệ sĩ thổi phồng công dụng, quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải là thuốc.

Tại văn bản này, Bộ Y tế đã có yêu cầu tới Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng.

Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng
Cần siết chặt hơn nữa các quy định về quảng cáo TPCN

Tiếp thu ý kiến của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện đang xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Tại phần giải thích từ ngữ, dự luật bổ sung khái niệm "người chuyển tài sản phẩm quảng cáo".

Theo dự luật, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua hoạt động của mình trên mạng xã hội, trong sản phẩm quảng cáo hoặc thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dân, về hoặc hình thức tương tự...

Đối với người có ảnh hưởng (chuyên gia, người có uy tín, người được xã hội chú ý trong lĩnh vực, ngành, nghề cụ thể) thực hiện quảng cáo thì có nghĩa vụ tuân thủ quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chất lượng hàng hóa dịch vụ. Khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về sản phẩm, người quảng cáo phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Thu hồi thực phẩm chức năng Kobayashi của Nhật Bản Thu hồi thực phẩm chức năng Kobayashi của Nhật Bản
Những ảnh hưởng từ vụ bê bối của Công ty Dược phẩm Kobayashi Những ảnh hưởng từ vụ bê bối của Công ty Dược phẩm Kobayashi
Thu hồi loạt sản phẩm của Công ty Nuôi dưỡng lòng biết ơn quốc tế Asia để phục vụ điều tra Thu hồi loạt sản phẩm của Công ty Nuôi dưỡng lòng biết ơn quốc tế Asia để phục vụ điều tra
Hơn 13.500 sản phẩm hàng hóa các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ bị tam giữ Hơn 13.500 sản phẩm hàng hóa các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ bị tam giữ
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền

Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền

Địa hoàng tươi khi nếm có vị ngọt, đắng, tính hàn; có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu. Dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc
4 thực phẩm “rẻ bèo” giúp bạn ít ốm vặt khi thời tiết giao mùa

4 thực phẩm “rẻ bèo” giúp bạn ít ốm vặt khi thời tiết giao mùa

Tỏi, gừng, vỏ chanh, sữa chua được cho là những thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao mùa nên bổ sung để cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Bà bầu ăn cua đồng được không?

Bà bầu ăn cua đồng được không?

Gần đây có thông tin cho rằng, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì dễ gây sảy thai, điều này có đúng không?
Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu các đơn vị trong ngành Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, quản lý các nguồn cung cấp thực phẩm trong và xung quanh trường học nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo học sinh không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ

Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo học sinh không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ

Sau vụ việc nhiều học sinh tại huyện Thanh Oai có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau khi dùng nước phát miễn phí tại cổng trường, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn cảnh báo gửi tới các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã.
Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên

Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên

Theo WHO, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá (thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, nung nóng). Hiện ở Việt Nam tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên nhanh chóng, gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.
Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Theo y dược cổ truyền, cây ngải cau có vị cay tính ấm có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương... Thường được sử dụng cho nam giới.
Bộ Y tế xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện

Bộ Y tế xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện

Bộ Y tế cho biết hiện Bộ đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Cứu sống bệnh nhi viêm tuỵ hoại tử xuất huyết nặng hiếm gặp

Cứu sống bệnh nhi viêm tuỵ hoại tử xuất huyết nặng hiếm gặp

Bệnh nhi là Lê Huỳnh K.C. (15 tuổi, ở Hương Sơ, TP. Huế) nhập viện với các triệu chứng đau bụng đột ngột, nôn ói, sau đó rơi vào hôn mê, co giật.
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

Thời tiết diễn biến khó lường cùng với lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và lây lan bệnh. Các chuyên gia nhận định, nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát trong thời gian tới nếu không triển khai các biện pháp phòng dịch chủ động và đồng bộ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động