Quảng cáo lố sữa cho trẻ em, chuyên gia khuyến cáo gì?

Trước việc người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm bổ sung, sữa lợi khuẩn cho trẻ trên mạng, các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng nên thận trọng trước những quảng cáo liên quan tới thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm dành cho trẻ em.
Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục quảng cáo "lố" kẹo rau củ: Đừng để bị đánh lừa! Lùm xùm quảng cáo "lố" kẹo rau củ Kera: Những ông chủ đứng sau là ai? Người nổi tiếng quảng cáo lố thực phẩm, Bộ Y tế phát cảnh báo nóng

Vợ cầu thủ Quang Hải bị tố quảng cáo "lố"

Quảng cáo lố sữa cho trẻ em, chuyên gia khuyến cáo gì?

Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh tỏ ra hoang mang, lo lắng khi một số người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, “nổ” công dụng về nhiều sản phẩm dành cho trẻ em trên mạng xã hội. Trong số đó nhiều mẹ đã “bóc phốt” về một người nổi tiếng, quảng cáo sữa nước là thực phẩm bổ sung dành cho con nhỏ mới 8 tháng tuổi sử dụng.

Mới đây nhất, một bài đăng trên một trên group tên bí mật showbiz đã gây chú ý khi “tố” Chu Thanh Huyền - vợ của cầu thủ Quang Hải quảng cáo lố sản phẩm sữa dành cho trẻ em. Cụ thể, Chu Thanh Huyền đã đăng video giới thiệu một sản phẩm dành cho trẻ em được gọi là “sữa” từ Hàn Quốc, với công dụng giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ và phát triển bụ bẫm hơn.

Trong video quảng cáo, Chu Thanh Huyền khẳng định đây là “dòng sữa mát đầu tiên đánh thẳng vào sự hấp thụ của bé”, đồng thời nhấn mạnh nếu trẻ thiếu loại sữa này, trẻ sẽ chậm phát triển và còi cọc. Cô cho biết, bản thân đã tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi chia sẻ.

Để chứng minh, cô đã đổ sản phẩm ra bát và cho con trai uống, khẳng định con trai đã sử dụng sản phẩm này trong một thời gian và tỏ ra rất thích. Tuy nhiên, nhiều người nhanh chóng phát hiện đoạn video có dấu hiệu cắt ghép, không rõ việc con trai cô có thực sự uống loại đồ uống này hay không. Đáng nói, bài đăng quảng cáo trên trang cá nhân của cô còn dẫn người xem đến một đường link bán sản phẩm trên một sàn thương mại điện tử. Theo thông tin trong phần mô tả của sản phẩm, sản phẩm này chỉ được khuyến cáo dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Trong khi đó, con trai của cô được sinh vào tháng 7/2024, đến nay mới được 8 tháng. Điều này khiến nhiều người cho rằng vợ Quang Hải quảng cáo bất chấp, đặc biệt với sản phẩm dành cho trẻ em. Bên cạnh đó, một số dân mạng chỉ ra loại đồ uống Chu Thanh Huyền quảng cáo không phải sữa mà chỉ là nước lợi khuẩn.

Chu Thanh Huyền trần tình về việc bị tố quảng cáo sai sự thật (ảnh chụp từ clip).
Chu Thanh Huyền trần tình về việc bị tố quảng cáo sai sự thật (ảnh chụp từ clip).

Trưa 14/3, Chu Thanh Huyền đã đăng tải clip trên trang cá nhân chia sẻ đã tiếp nhận được thông tin phản ánh trên mạng xã hội. Trong clip, vợ cầu thủ Quang Hải cũng xin lỗi vì không nói rõ những điều chia sẻ là quan điểm cá nhân. Cô nàng cũng khẳng định đã liên hệ với nhãn hàng để xác minh thông tin về độ tuổi sử dụng loại sữa này. Theo đó, trong ngày 14/3, nhãn hàng sẽ có buổi livestream để giải đáp thắc mắc của cộng đồng mạng.

Liên quan đến ồn ào trên, PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khẳng định KOL Chu Thanh Huyền lên mạng quảng cáo sản phẩm là sữa nước dành cho trẻ (8 tháng tuổi) là vi phạm Nghị định 100 của Chính phủ cấm quảng cáo sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.

Về nước lợi khuẩn, các chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm, tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho con dùng. "Nếu các thành phần trong sản phẩm không hợp với với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ hơn lứa tuổi khuyến cáo của nhà sản xuất có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc dị ứng", bác sĩ Hưng nói.

Với trẻ từ 6 tháng tuổi, phụ huynh nên áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi nhằm cung cấp đủ năng lượng, cân đối các chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, chất bột đường) cùng các vitamin và khoáng chất khác. Hiện nay có nhiều người nổi tiếng trên mạng xã hội, có sức ảnh hưởng lớn với người tiêu dùng quảng cáo thái quá công dụng của sản phẩm, điển hình như kẹo rau Kera, kẹo việt quất. Các cơ quan quản lý cần siết chặt và có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe người dùng, tránh tiền mất, tật mang.

Bác sĩ Hưng cho biết người tiêu dùng nên thận trọng trước những quảng cáo liên quan tới thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm dành cho trẻ em. Trước khi mua, người dân cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như thành phần sản phẩm như thế nào, dùng đúng lứa tuổi của nhà sản xuất đưa ra trên bao bì. Trường hợp trẻ còi xương, nhẹ cân, biếng ăn, cha mẹ nên cho các bé đi khám tư vấn dinh dưỡng để bác sĩ phát hiện các thiếu hụt về vi chất dinh dưỡng, chỉ ra các thói quen chưa đúng thay vì đặt lòng tin vào các quảng cáo của người nổi tiếng trên mạng.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo điều quan trọng

Chuyên gia cảnh báo, người dân cần hết sức cảnh giác, bởi không phải ai mặc áo blouse quảng cáo cũng là bác sĩ được đào tạo bài bản.
Chuyên gia cảnh báo, người dân cần hết sức cảnh giác, bởi không phải ai mặc áo blouse quảng cáo cũng là bác sĩ được đào tạo bài bản.

Bác sĩ Hưng cũng cho rằng, bản thân ông rất bức xúc về việc thổi phồng công dụng qua những quảng cáo trên mạng xã hội, đồng thời ông đề xuất cơ quan quản lý nên làm chặt vấn đề này vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng, nhất là trẻ nhỏ. “Nhiều trường hợp bị ảnh hưởng sức khỏe khi dùng sản phẩm quảng cáo trên mạng xã hội, nhưng khi tìm lại địa chỉ để phản ánh thì họ đã biến mất. Như vậy, người tiêu dùng vừa mất tiền, vừa ảnh hưởng sức khỏe mà chẳng biết kêu ai”, ông Hưng cảnh báo.

Với sự việc người nổi tiếng quảng cáo sữa gây lùm xùm trên mạng xã hội vừa qua, ông Hưng cho rằng việc quảng cáo sản phẩm là sữa nước dành cho trẻ 8 tháng tuổi là vi phạm Nghị định 100 của Chính phủ, khi nghị định này cấm quảng cáo sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.

Theo Nghị định 100, việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau: Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ". Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi”.

Theo ông Hưng, không phải loại nước bổ sung lợi khuẩn nào cũng phù hợp cho trẻ nhỏ. Có những sản phẩm thành phần không hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc dị ứng. Do vậy, việc sử dụng lợi khuẩn bổ sung cần phải có sự thăm khám, tư vấn trực tiếp của bác sĩ có chuyên môn.

Cuối cùng ông Hưng nhấn mạnh rằng, trẻ nhỏ không có quyền tự quyết định dùng sữa hay thực phẩm bổ sung nào, mọi quyết định đều phụ thuộc vào phụ huynh. Do vậy, phụ huynh khi chọn bất kể sản phẩm nào cho còn cũng cần lưu ý nên đọc kỹ nhãn mác sản phẩm, khuyến cáo của nhà sản xuất.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bản thân bà khi theo dõi mạng xã hội cũng như lạc vào “ma trận” quảng cáo các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung dành cho mọi đối tượng. Thậm chí, bản thân bà cũng từng bị cắt ghép hình ảnh, dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo để quảng cáo “láo” trên mạng, gây ảnh hưởng đến uy tính và hình ảnh.

Do vậy, để không sập bẫy quảng cáo, bác sĩ Lâm cho rằng, phụ huynh hãy là những người tiêu dùng thông thái nhất, cần bình tĩnh kiểm chứng các quảng cáo nào trên mạng xã hội, kể cả là người nổi tiếng hay người khoác áo blouse. Bởi khi xem qua quảng cáo sẽ không có gì để kiểm chứng đó là bác sĩ thật hay bác sĩ giả. Với người nổi tiếng, họ có thể giỏi lĩnh vực này, nhưng không có nghĩa họ có kiến thức về dinh dưỡng, y tế để tư vấn cho người dùng, trong khi đó các sản phẩm quảng cáo ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

“Việc chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ không nên làm theo cảm tính, mà cần phải có kiến thức vì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Bởi loại sữa hay thực phẩm bổ sung có thể hợp với trẻ A, những sẽ không hợp với trẻ B. Không phải đứa trẻ này uống đáp ứng tốt là giới thiệu cho đứa trẻ khác uống. Do vậy, phụ huynh cần phải hết sức lưu ý, tốt nhất nên đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn trước khi dùng sữa hay bất kể sản phẩm bổ sung nào”, bà Lâm chia sẻ.

Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, trong đó nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.

Việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ"

Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi”.

Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì? Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì?
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về quảng cáo lọc máu Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về quảng cáo lọc máu "thần thánh"
Nghịch lý: Loại quả ngon bổ dưỡng lại rụng đầy gốc cây Nghịch lý: Loại quả ngon bổ dưỡng lại rụng đầy gốc cây
Hiến máu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe Hiến máu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
Những bệnh thường gặp vào mùa xuân và cách phòng tránh Những bệnh thường gặp vào mùa xuân và cách phòng tránh
Bình An

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bệnh viện 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus của công ty trong đường dây sản xuất sữa giả

Bệnh viện 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus của công ty trong đường dây sản xuất sữa giả

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay đã dừng tư vấn sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus, do phát hiện chúng thuộc công ty sản xuất sữa giả.
Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Nước mía là một loại thức uống giải khát mùa hè quen thuộc ở nhiều nơi. Tuy nhiên, do chứa lượng đường cao nên cũng cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước ghi nhận nhiều địa phương có số ca sởi giảm, tuy nhiên số ca lại tăng tại các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan sữa Hikid.
Đau nhức mắt kéo dài, người phụ nữ đi khám thì tá hỏa phát hiện ký sinh trùng trong mắt

Đau nhức mắt kéo dài, người phụ nữ đi khám thì tá hỏa phát hiện ký sinh trùng trong mắt

Bị nhức và chảy nước mắt liên tục, một phụ nữ 53 tuổi đến bệnh viện khám thì được bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng 10cm trong mắt.
Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Một số thực phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây tăng đột ngột mức đường huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những tác hại khôn lường của sữa giả đối với sức khoẻ

Những tác hại khôn lường của sữa giả đối với sức khoẻ

Sữa là thực phẩm bổ sung phổ biến và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, điều này sẽ hoàn toàn ngược lại nếu sản phẩm đấy là sữa giả.
Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Bé trai 01 tháng tuổi (TP Việt Trì, Phú Thọ) phải nhập viện với tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV).
Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Những thay đổi bất thường ở bàn chân có thể là dấu hiệu sớm của cả những bệnh lý nhẹ và những bệnh mạn tính cần theo dõi lâu dài.
Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Đây là một loại cây dân dã, gần gũi với người Việt từ bao đời nay, từng được Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – ông tổ của y học cổ truyền Việt Nam – ví như “cây sâm của người nghèo”.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động