Hiến máu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe

Hiến máu không chỉ là hành động cao đẹp giúp đỡ người bệnh, mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của chính người hiến máu.
Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì? Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về quảng cáo lọc máu "thần thánh" Nghịch lý: Loại quả ngon bổ dưỡng lại rụng đầy gốc cây

Máu là yếu tố thiết yếu cho cơ thể, có nhiệm vụ vận chuyển oxy, dưỡng chất và loại bỏ các chất thải. Cấu tạo của máu bao gồm hai phần chính: huyết tương và các tế bào máu, giúp duy trì các chức năng sống còn.

Huyết tương: Là phần lỏng trong máu, chứa nước, muối, khoáng chất, protein, kháng thể, yếu tố đông máu và hormone.

Các tế bào máu: Bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, mỗi loại có vai trò riêng biệt trong cơ thể.

Thực tế, tuổi thọ của các tế bào máu trong cơ thể chúng ta có sự khác biệt rõ rệt. Hồng cầu có thể sống từ 90 đến 120 ngày, bạch cầu có tuổi thọ thay đổi tùy vào chức năng, từ 1 tuần đến vài tháng, trong khi tiểu cầu chỉ sống từ 7 đến 10 ngày.

Hiến máu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
Hiến máu hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì chu kỳ sinh lý của máu trong cơ thể, việc hiến máu hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng của việc hiến máu

Thông thường, mọi người hiến máu với mục đích giúp đỡ người khác, nhưng không phải ai cũng biết rằng việc làm này cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe tuần hoàn của chính người hiến máu.

Tốt cho hệ tuần hoàn và giảm nguy cơ ung thư máu

Nghiên cứu mới đây cho thấy việc hiến máu thường xuyên có thể giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn và thậm chí giảm nguy cơ mắc ung thư máu. Các nhà khoa học tại Viện Francis Crick ở London đã nghiên cứu mẫu máu của 217 người đàn ông đã hiến máu hơn 100 lần và so sánh với 212 người đàn ông chỉ hiến máu dưới 10 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người hiến máu thường xuyên có những thay đổi tích cực.

Một trong những phát hiện quan trọng là những người hiến máu thường xuyên có nhiều khả năng mang đột biến trong gen DNMT3A, một gen quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào máu. Mặc dù đột biến gen thường được xem là một yếu tố nguy cơ, nhưng trong trường hợp này, nó lại có tác dụng tích cực, đặc biệt là trong việc tái tạo máu và cải thiện sức khỏe tổng thể của hệ tuần hoàn.

Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học đã pha trộn các tế bào có đột biến DNMT3A với các tế bào dễ mắc bệnh bạch cầu. Kết quả gây bất ngờ khi các tế bào từ người hiến máu thường xuyên phát triển mạnh mẽ hơn các tế bào ung thư, cho thấy việc hiến máu có thể tạo ra áp lực chọn lọc giúp tăng cường các tế bào gốc máu khỏe mạnh, đồng thời ức chế sự phát triển của các tế bào có hại.

Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định lợi ích này có đúng với tất cả người hiến máu hay không, nhưng phát hiện này mở ra những cơ hội mới để hiểu cách cơ thể chúng ta thích nghi với việc mất máu và tái tạo máu.

Hỗ trợ giảm cân

Một số nghiên cứu từ Đại học California tại San Diego đã chỉ ra rằng khi hiến tặng khoảng nửa lít máu, cơ thể bạn sẽ tiêu tốn khoảng 650 calo. Đây là một tin vui đối với những ai đang trong quá trình giảm cân, vì việc hiến máu không chỉ giúp đỡ người khác mà còn mang lại lợi ích cho chính sức khỏe của bản thân.

Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh gan

Hàm lượng sắt cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, phổi, ruột và cổ họng. Việc hiến máu định kỳ giúp giảm lượng sắt dư thừa trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh này. Ngoài ra, việc kiểm soát sắt trong máu cũng góp phần hỗ trợ chức năng gan hoạt động ổn định hơn, giúp bảo vệ sức khỏe gan lâu dài.

Đào thải sắt

Một bệnh lý ít được nhắc đến nhưng rất quan trọng là bệnh thừa sắt, liên quan đến tình trạng tích lũy quá mức sắt trong cơ thể. Huyết sắc tố bị tiêu hủy mỗi ngày sẽ giải phóng một lượng lớn sắt, và khi lượng sắt này không được đào thải, nó có thể gây hại cho cơ thể. Việc hiến máu giúp hỗ trợ quá trình đào thải sắt, giảm nguy cơ tích tụ sắt dư thừa, từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho sức khỏe.

Kích thích sản sinh tế bào máu mới

Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ kích thích tủy xương sản sinh các tế bào máu mới như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu để bù đắp lượng máu đã mất. Quá trình tái tạo này không chỉ giúp phục hồi số lượng máu mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng trong cơ thể, giúp bạn duy trì sức khỏe tốt hơn.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Hiến máu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
Hiến máu giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch.

Hiến máu giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch nhờ vào những lợi ích đã nêu trên. Việc giảm lượng sắt dư thừa trong cơ thể giúp hạn chế sự hình thành các mảng xơ vữa trong mạch máu, từ đó giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Quá trình này không chỉ tốt cho hệ tuần hoàn mà còn giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài.

Kiểm tra sức khỏe toàn diện miễn phí

Khi hiến máu, bạn sẽ được kiểm tra nhóm máu và xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C, HIV và giang mai. Ngoài ra, các thông số quan trọng như huyết áp, nhịp tim, cân nặng cũng được kiểm tra, giúp bạn theo dõi và nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Sau khi hiến máu, nhiều người thường cảm thấy tự hào và hạnh phúc vì đã làm một việc có ích cho xã hội. Cảm giác thành tựu và vui vẻ này không chỉ giúp cải thiện tinh thần mà còn mang lại niềm tin rằng phần máu mình hiến có thể cứu giúp rất nhiều người. Bên cạnh đó, việc có đủ khả năng hiến máu cũng là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang ở tình trạng tốt.

Lưu ý khi hiến máu

Trước khi hiến máu

Đêm trước hiến máu không nên thức quá khuya (ngủ ít nhất 6 tiếng).

Nên ăn nhẹ, không ăn các đồ ăn có nhiều đạm, nhiều mỡ.

Không uống rượu, bia.

Chuẩn bị tâm lý thực sự thoải mái.

Mang theo giấy tờ tùy thân.

Uống nhiều nước.

Ngay sau khi hiến máu

Duỗi thẳng, hơi nâng cao cánh tay trong 15 phút.

Hạn chế gập tay trong quá trình nghỉ sau hiến máu.

Nghỉ tại điểm hiến máu tối thiểu 15 phút.

Uống nhiều nước.

Chỉ ra về khi cảm thấy thực sự thoải mái.

Nếu xuất hiện chảy máu từ vết băng cầm máu:

Nâng cánh tay lên và ấn nhẹ vào vết bông.

Ngồi xuống ghế và thông báo cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Sau khi ra về, tiếp tục uống nhiều nước để bổ sung lại thể tích bị mất khi hiến máu. Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

Trong vòng 48 tiếng sau hiến máu

Tránh thức khuya, dùng các chất kích thích như rượu, bia.

Không hút thuốc lá trong vòng 4 tiếng.

Tránh nâng vật nặng bằng tay vừa hiến máu.

Tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như: thi đấu thể thao, đá bóng, tập thể hình, leo trèo cao…; đề phòng bị bầm tím tay và chóng mặt.

Bé 5 tuổi vỡ lách do tai nạn giao thông Bé 5 tuổi vỡ lách do tai nạn giao thông
Tác hại của nấm mốc trong nhà Tác hại của nấm mốc trong nhà
9 người nghi ngộ độc do uống rượu đựng trong vỏ chai hóa chất 9 người nghi ngộ độc do uống rượu đựng trong vỏ chai hóa chất
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thời điểm vàng để ăn trứng luộc

Thời điểm vàng để ăn trứng luộc

Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, trứng luộc còn có thể trở thành “trợ thủ” tuyệt vời cho sức khỏe nếu bạn biết ăn đúng thời điểm.
Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ tại California (Mỹ) ghép thành công bàng quang, mở ra hy vọng cho bệnh nhân suy tạng.
Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Tổn thương gan xảy ra khi gan không thể đảm nhiệm đầy đủ chức năng của mình. Phát hiện sớm giúp can thiệp kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng.
Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Cận thị ngày càng phổ biến, đặc biệt ở học sinh. Bên cạnh kính và thuốc, dinh dưỡng đúng cách cũng góp phần bảo vệ và cải thiện thị lực.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Văn phòng cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận ông mắc ung thư tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh tiến triển âm thầm và nguy hiểm khi phát hiện muộn.
Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dầu cá là nguồn cung cấp omega-3, DHA, EPA và các vitamin thiết yếu cho tim mạch, mắt và não bộ. Đặc biệt, khi được sử dụng vào thời điểm phù hợp.
Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nên nhiều tác hại cho người bệnh.
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dứa là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày với vị chua ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Bạn có thể ăn nguyên quả hoặc uống nước ép nhưng đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Nhiều người chọn cà phê để tỉnh táo buổi sáng, nhưng vẫn có những cách đơn giản và khoa học giúp bạn tính táo và khỏe mạnh mà không cần đến caffeine.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động