Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm

Cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính. Do vậy, việc phòng bệnh và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì? Xuất hiện ca bệnh covid -19, triệu chứng khác cúm thế nào? Bị cúm có nên dùng điều hòa không?

Người mắc bệnh lý tim mạch nhiễm cúm có nguy hiểm không?

Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm
Bệnh cúm mùa sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, người mắc bệnh tim mạch nói riêng và người khỏe mạnh nói chung khi mắc cúm mùa đều có nguy cơ tăng nặng hoặc bị biến chứng tim mạch. Trong một số trường hợp, cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính.

Virus cúm khi hiện diện trong cơ thể sẽ kích hoạt các phản ứng viêm và cơ thể phải điều tiết chống lại cúm. Nói một cách khác, tác nhân này sẽ gây ra thêm những căng thẳng không đáng có cho cơ thể, biểu hiện qua tăng huyết áp, tăng nhịp tim và tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ bị đau tim, hay vào cơn nhồi máu cơ tim, cao gấp sáu lần trong vòng một tuần sau khi mắc bệnh cúm. Hơn thế nữa, mắc bệnh cúm còn có thể làm cho các triệu chứng của bệnh tim mạch đang ổn định đột nhiên trở nên tồi tệ hơn.

Ở các đối tượng cao tuổi, cơn cúm mùa nên được xem là tác nhân gây ra các cơn rung nhĩ đáp ứng thất nhanh kịch phát, có thể dẫn đến suy tim cấp nếu không được nhanh chóng kiểm soát tần số tim. Ngoài ra, người bệnh tim bị cúm mùa cũng có nhiều khả năng tiến triển đến các biến chứng nặng của cúm như viêm phổi hoặc suy hô hấp.

Người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch cấp tính khi bị cúm mùa, cần theo dõi sát các đối tượng này và nhập viện ngay nếu người bệnh tim có các triệu chứng sau đây: Sốt cao mà không hạ với các thuốc hạ sốt thông thường; Cảm giác ớn lạnh hoặc lạnh run; Khó thở hoặc đau ngực Dấu hiệu xanh tím hay tím tái môi, da, ngón tay hoặc ngón chân; Nhịp thở nhanh; Nhịp tim nhanh; Tăng huyết áp mà khó kiểm soát bằng thuốc hàng ngày; Huyết áp thấp hay tụt huyết áp; Co giật; Tri giác lơ mơ, chậm chạp;...

Việc nhập viện kịp thời sẽ giúp cho người bệnh tim mạch được có các theo dõi, hỗ trợ y tế cần thiết, phòng tránh hay ứng cứu kịp thời các biến cố tim mạch cấp tính. Hơn nữa, một điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết các loại thuốc cảm cúm bạn đã sử dụng, vì một số loại thuốc có thể làm tăng huyết áp hay tương tác với thuốc tim mạch nói chung.

Phòng ngừa bệnh cúm đối với những người bị bệnh tim

Những lưu ý để người có bệnh nền tim mạch “đối phó” với bệnh cúm mùa
Đối với người mắc bệnh cũng cần phải tiêm vaccine phòng cúm hàng năm.

Khi bị cúm mùa thường gây phản ứng viêm hệ thống, làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu, điều này sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở bệnh nhân có bệnh tim mạch do xơ vữa. Do vậy, bác sĩ Hoài cho rằng việc chủ động phòng bệnh là vô cùng quan trọng.

Khi người có bệnh lý tim mạch mắc cúm, việc đầu tiên là tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ truyền nhiễm, tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch đang quản lý điều trị về phác đồ tim mạch đang dùng xem có cẩn điều chỉnh thuốc tim mạch hay không. Tái khám tim mạch ngay nếu có các triệu chứng sau: Nhịp tim nhanh kéo dài, khó thở, đau ngực, phù chân...

Đối với người mắc bệnh lý tim mạch cũng cần phải tiêm vaccine phòng cúm hàng năm là điều đã được các hội tim mạch uy tín như hội tim mạch Mỹ, hội tim mạch Châu Âu, hội tim mạch Việt Nam khuyến cáo rất rõ. Theo đó, việc tiêm vaccine phòng cúm sẽ giảm 15-45% nguy cơ biến cố tim mạch.

Với nhóm bệnh nhân tim mạch, khi tiêm cần khám sàng lọc trước, không tiêm khi huyết áp quá cao hoặc quá thấp hoặc bệnh nhân đang có tình trạng cấp cứu về tim mạch, tình trạng suy tim mất bù. Nên tiêm vắc xin dạng bất hoạt để đảm bảo an toàn, cần tiêm nhắc lại theo lịch khuyến cáo để duy trì hiệu quả bảo vệ lâu dài.

Bên cạnh đó, với người có bệnh lý tim mạch để phòng bệnh cần quan tâm đến 3 vấn đề chính đó là chế độ uống thuốc, chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống. Cụ thể:

Chế độ thuốc: Cần uống đúng liều, không tự ý ngưng (kể cả thuốc huyết áp, chống đông, statin). Quan trọng nhất là bệnh nhân cần hiểu mình đang được dùng những loại thuốc gì, tác dụng chính ra sao để theo dõi phù hợp. Một số loại thuốc hay dùng khi điều trị triệu chứng của cúm như thuốc giảm đau hạ sốt, đặc biệt thuốc nhóm NSAID (ibuprofen..) hay corticoid có thể làm nặng lên triệu chứng suy tim, tăng huyết áp nên cần tham vấn ý kiến bác sỹ tim mạch và bác sỹ truyền nhiễm trước khi dùng. Cúm có thể gây sốt cao, gây phản ứng giãn mạch mạnh và mất nước do đó nếu bệnh nhân tim mạch đang dùng các thuốc giãn mạch hay lợi tiểu cần chú ý theo dõi sát, cần thông báo cho bác sĩ tim mạch đang quản lý điều trị để có điều chỉnh kịp thời.

Sinh hoạt: Tiêm vaccine cúm có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch, bởi khi tiêm vaccine sẽ giúp giảm nguy cơ mắc cúm và giảm mức độ tiến triển nặng khi mắc cúm, điều này rất quan trọng với bệnh nhân tim mạch, đặc biệt là bệnh nhân suy tim sung huyết. Đồng thời cần đeo khẩu trang, rửa tay, tránh nơi đông người. Có chế độ ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, tránh gắng sức nặng.

Ăn uống: Cần bổ sung vitamin C (cam, ổi), kẽm (hạt, thịt), tỏi; Uống đủ nước (1.5-2 lít/ngày). Kiểm soát huyết áp bằng cách ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, tăng rau xanh và cá. Đồng thời duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để phòng tránh cúm mùa.

Bác sĩ nói gì về việc “tăng đề kháng, vượt ốm tự nhiên” bằng máy sấy tóc? Bác sĩ nói gì về việc “tăng đề kháng, vượt ốm tự nhiên” bằng máy sấy tóc?
Tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng cúm hiệu quả Tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng cúm hiệu quả
Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm? Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm?
Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì? Người phụ nữ phải nhập viện do cúm bội nhiễm, bác sĩ cảnh cáo gì?
Xuất hiện ca bệnh covid -19, triệu chứng khác cúm thế nào? Xuất hiện ca bệnh covid -19, triệu chứng khác cúm thế nào?
Bị cúm có nên dùng điều hòa không? Bị cúm có nên dùng điều hòa không?
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa công bố báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần mức quy định.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè trước cổng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), 12 học sinh đã có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để điều trị.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Một vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp, khiến 33 học sinh, giáo viên và tình nguyện viên xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động