Dịch cúm bùng phát, trẻ ở nhà hay đi học dễ mắc bệnh hơn?

Theo chuyên gia, việc phụ huynh lo lắng con mắc bệnh, chỉ ôm con ở trong nhà cũng không phải là cách tốt. Bởi sau này khi con ra ngoài, miễn dịch yếu thì hoàn toàn có thể sẽ mắc bệnh, khi đó có thể không phải cúm nhưng sẽ mắc một số bệnh khác.
Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân? Một học sinh lớp 7 ở Quảng Ninh tử vong nghi do cúm A

Nguy cơ cúm mùa bùng phát trong trường học

Dịch cúm bùng phát, trẻ ở nhà hay đi học dễ mắc bệnh hơn?
Phát hiện ổ dịch cúm A tại một trường học ở Bắc Kạn. Ảnh: Lý Dũng

Vừa qua, Việt Nam ghi nhận chùm ca mắc cúm A, gồm 43 em học sinh ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (Bắc Kạn). Các học sinh đều có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi. Ngoài chùm ca bệnh này, những ngày qua, nước ta ghi cũng ghi nhận nhiều ca mắc cúm, nhiều trường hợp bệnh nặng, biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, có trường hợp phải đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.

Theo báo cáo nhanh từ địa phương, vào ngày 18/2, em Đ.M.H. (sinh năm 2012, học sinh lớp 7C, Trường THCS Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) có biểu hiện mệt mỏi và được gia đình xin phép cho nghỉ học. Đến tối 19/02, em xuất hiện triệu chứng tức ngực, khó thở, nên gia đình đưa đến Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên để thăm khám.

Tại đây, kết quả test nhanh xác định em dương tính với cúm A, suy hô hấp và viêm phổi nặng. Bệnh nhân lập tức được đặt nội khí quản cấp cứu và chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh để tiếp tục điều trị. Tại Khoa Hồi sức Tích cực, bệnh nhân có chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu) chỉ còn 80%, rơi vào tình trạng suy đa cơ quan, sốc nhiễm trùng và suy hô hấp cấp tiến triển nhanh. Các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi nặng, nghi ngờ nhiễm cúm A.

Tình trạng của trẻ sau đó diễn biến xấu, SpO2 không đo được, mạch không bắt được, rơi vào hôn mê sâu. Gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà, và trẻ tử vong vào sáng 20/2. Mặc dù đã được điều trị tích cực, nhưng Đ.M.H. không qua khỏi. Bệnh viện Sản Nhi đã gửi mẫu bệnh phẩm đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để xét nghiệm xác định chính xác tác nhân gây bệnh, tuy nhiên chưa có kết luận chính thức.

Theo Bộ Y tế, dịch cúm mùa năm nay đang diễn biến phức tạp và nghiêm trọng trên toàn cầu, được đánh giá là đợt dịch nguy hiểm nhất trong nhiều năm trở lại đây. Bộ Y tế ghi nhận, số ca mắc cúm từ năm 2024 đến nay tại nước ta chủ yếu do chủng virus cúm A. Trong đó, virus cúm A/H3N2 và cúm A/H1N1 là hai chủng virus cúm có tốc độ lây lan nhanh và mạnh, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành đại dịch.

Theo Bác sĩ Nguyễn Minh Luân, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, virus cúm A dễ lây qua đường hô hấp qua các giọt bắn li ti dính virus được thải ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt nhiễm virus. Virus cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoài môi trường, đặc biệt lâu hơn ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0-4 °C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20°C và môi trường đông khô, virus có thể sống đến vài năm. Hiện nước ta đang vào mùa Đông – Xuân, thời tiết lạnh, độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển sinh sôi.

Trẻ ở nhà hay đi học dễ mắc cúm hơn?

Dịch cúm bùng phát, trẻ ở nhà hay đi học dễ mắc bệnh hơn?
Một số gia đình có con nhỏ đang học mầm non sẵn sàng cho con nghỉ học vì sợ con đến lớp bị lây cúm. Ảnh gca.edu.vn

Thời gian gần đây dịch cúm ngày một gia tăng về số lượng ca bệnh, ở mọi lứa tuổi, giới tính, điều này khiến không ít bố mẹ hoang mang lo lắng. Đặc biệt, một số gia đình có con nhỏ đang học mầm non sẵn sàng cho con nghỉ học vì sợ con đến lớp bị lây cúm.

Ví dụ trường hợp của chị Hoàng Thị Thanh (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) có con nhỏ 32 tháng, đang cho đi học tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn. Gần đây, khi biết nhiều người bị cúm, chị Thanh đã cho con nghỉ học, ở nhà ông bà nội trông để tránh con bị mắc bệnh. “Tôi cho con ở nhà được 3 tuần, cố gắng giữ để con không bị ốm và may mắn con vẫn bình an. Trong khi ở lớp cháu học, nhiều cháu bị cúm và phải nghỉ học để không lây cho các bạn khác”, chị Thanh chia sẻ.

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, việc phụ huynh lo lắng con mắc bệnh, chỉ ôm con ở trong nhà cũng không phải là cách tốt. Bởi sau này khi con ra ngoài, miễn dịch yếu thì hoàn toàn có thể sẽ mắc bệnh, khi đó có thể không phải cúm nhưng sẽ mắc một số bệnh khác. Trong thời điểm đang có bệnh như cúm, việc trẻ đến trường chắc chắn sẽ dễ nhiễm bệnh hơn là trẻ ở nhà vì đó là môi trường công cộng, dễ tiếp xúc với mầm bệnh hơn. Tuy nhiên, để con không mắc bệnh thì việc chủ động phòng bệnh mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải việc bao bọc con quá mức, hay cho con nghỉ học ở nhà.

Cũng liên quan đến vấn đề này, TS.BS BS Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho rằng, ở nhóm trẻ mầm non là dễ mắc bệnh trong thời tiết giao mùa nhất, như bệnh sởi, tay chân miệng, cúm, bệnh hô hấp. Trong đó, đối tượng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công nhất đó là những trẻ chưa có đủ miễn dịch trước khi đến trường. Lúc này, trẻ tiếp xúc môi trường đông người sẽ có tác nhân gây bệnh giao lưu với nhau và sẽ bị lây nhiễm. Ví dụ như bệnh cúm mùa, trong một lớp chỉ cần có 1 đến 2 trẻ nhiễm virus, sau đó chơi với các trẻ lành thì nguy cơ lây bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Do vậy, bác sĩ Khanh khuyến cáo các bậc phụ huynh rằng, việc cho trẻ đi học vẫn nên thực hiện, không nên quá bao bọc trẻ vì không phải gia đình nào cũng có người ở nhà trông trẻ. Việc cần làm đó là phải tiêm vắc xin phòng bệnh, từ đó tăng miễn dịch cho trẻ, ví dụ như tiêm vắc xin cúm hàng năm, tiêm vắc xin sởi đúng lịch, đủ mũi. Hay một số bệnh chưa có vắc xin thì cần thực hiện theo khuyến cáo phòng bệnh của ngành y tế để tránh lây lan.

Với các bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp, các chuyên gia cho rằng, ngoài vắc xin thì việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, giữ nhà cửa thông thoáng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc đông người là vô cùng quan trọng. Khi trẻ từ trường về nhà nếu có biểu hiện nhảy mũi, chảy nước mũi cần phải rửa mũi bằng nước muối sinh lý, thay quần áo, rửa tay chân, tắm cho trẻ bằng nước ấm, giữ ấm cơ thể bằng khăn khô ngay sau khi tắm để tránh trẻ bị nhiễm lạnh, đồ chơi và khu vực vui chơi của trẻ cần được khử khuẩn thường xuyên.

Chế độ ăn ngủ của trẻ là khâu đặc biệt quan trọng để duy trì nền tảng sức khỏe của trẻ. Phụ huynh và nhà trường cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, thay đổi món ăn theo bữa, tăng cường hàm lượng rau củ quả, đa dạng thức ăn sẽ tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ ăn được lượng nhiều hơn. Trẻ cần phải được ăn đa dạng, đủ nhóm chất và bổ sung các thực phẩm chức năng khác. Khi chăm sóc dinh dưỡng tốt, sức khỏe trẻ sẽ được cải thiện và đó là biện pháp phòng bệnh rất tốt.

Cuối cùng, nếu phát hiện trẻ bị bệnh, phụ huynh cần thông báo cho nhà trường để có giải pháp vệ sinh khử trùng, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm, cũng như theo dõi sức khỏe trẻ để đưa đến viện kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm từ bệnh sởi, chuyên gia cảnh cáo gì? Biến chứng nguy hiểm từ bệnh sởi, chuyên gia cảnh cáo gì?
Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân? Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?
Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, nhiều ca chuyển nặng Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, nhiều ca chuyển nặng
Một học sinh lớp 7 ở Quảng Ninh tử vong nghi do cúm A Một học sinh lớp 7 ở Quảng Ninh tử vong nghi do cúm A
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sau sinh bao lâu mới nên ăn kiêng giảm cân?

Sau sinh bao lâu mới nên ăn kiêng giảm cân?

Giảm cân sau sinh là mối quan tâm của hầu hết các bà mẹ bỉm sữa, nhưng ăn kiêng thế nào, khi nào bắt đầu và cần lưu ý những gì để vừa an toàn cho sức khỏe, vừa đảm bảo đủ sữa cho con?
Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Nhiều nông dân và người dân vùng quê đang tự ép dầu tại nhà để ăn cho an toàn. Nhưng theo cảnh báo của chuyên gia, nếu không hiểu kỹ về quy trình, thiết bị, nhiệt độ, nguy cơ nhiễm nấm mốc, mất chất, sinh độc tố là hoàn toàn có thật.
Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang là một trong những phương pháp đơn giản để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, nên chọn khẩu trang màu sáng hay tối để chống nắng hiệu quả vẫn là băn khoăn của nhiều người.
Những lưu ý trước và sau hiến máu

Những lưu ý trước và sau hiến máu

Hiến máu không chỉ cứu giúp người bệnh mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho chính người hiến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và thoải mái, bạn cần chuẩn bị và chăm sóc đúng cách trước và sau khi hiến máu.
Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Trước nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều tỉnh phía Bắc, người tiêu dùng càng cần tỉnh táo khi lựa chọn thịt lợn.
Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Thịt gà là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý và chế biến thịt gà đúng cách để vừa giữ hương vị vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Từ tháng 10/2025, Hà Nội sẽ bắt đầu lộ trình tiên phong nói không với nhựa dùng một lần tại các quán cà phê, nhà hàng và khách sạn trong khu vực Vành đai 1. Đây không chỉ là một bước đi chính sách, mà còn là lời kêu gọi mỗi người dân cùng chung tay vì một môi trường bền vững và một tương lai không rác thải nhựa.
Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Một chiếc đệm êm ái tưởng chừng mang lại giấc ngủ sâu, nhưng với nhiều người, đó lại là “thủ phạm” khiến họ tỉnh dậy với cảm giác đau lưng, mệt mỏi.
Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe nhưng nếu lạm dụng, đặc biệt là vào ban đêm, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu.
Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mùa hè thiếu máu trầm trọng, hàng nghìn bệnh nhân chờ đợi từng đơn vị máu. Bộ Y tế kêu gọi toàn xã hội cùng hành động, hiến máu định kỳ để trao đi sự sống, lan tỏa yêu thương và tinh thần nhân ái cộng đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động