Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm?

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus influenza gây ra. Còn thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, nấm. Vì vậy, không nên điều trị cúm A bằng thuốc kháng sinh.
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng? Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu

Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết các trường hợp cúm có thể tự khỏi. Nếu triệu chứng nhẹ, nên nghỉ ngơi tại nhà để hạn chế lây lan, uống đủ nước và có thể sử dụng thuốc giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nặng hoặc thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc cúm nghiêm trọng, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

Theo WHO, kháng sinh không có hiệu quả đối với các bệnh do virus gây ra.
Theo WHO, kháng sinh không có hiệu quả đối với các bệnh do virus gây ra.

Theo WHO, kháng sinh không có hiệu quả đối với các bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như cúm. Trong trường hợp mắc cúm với triệu chứng nhẹ, WHO khuyến nghị người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, uống nhiều nước và sử dụng thuốc giảm triệu chứng thông thường.

Kháng sinh là các hợp chất được chiết xuất từ vi sinh vật, nấm hoặc được tổng hợp, bán tổng hợp. Chúng có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Mỗi loại kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với một hoặc một số vi khuẩn nhất định, và một số kháng sinh có thể có tác dụng đối với nấm.

Xác định nguyên nhân gây bệnh là bước quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp. Kháng sinh chỉ có tác dụng với nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, trong khi cúm là bệnh do virus influenza gây ra. Do đó, kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cúm.

Việc sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định không chỉ không mang lại lợi ích mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh.

Theo chuyên gia của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng, vì cơ thể có thể tự loại bỏ virus trong vài ngày. Kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus. Một số loại thuốc kháng virus có thể ức chế sự nhân lên của virus cúm, nhưng cần được sử dụng đúng thời điểm.

Kháng sinh chỉ được chỉ định khi bệnh nhân cúm bị bội nhiễm vi khuẩn. Trong các trường hợp cúm nặng phải nhập viện, người bệnh cần được chăm sóc tích cực và điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus dựa trên đánh giá diễn biến bệnh.

Bệnh cúm có thể làm suy yếu tạm thời hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các nhiễm khuẩn khác xuất hiện, còn gọi là bội nhiễm. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của bệnh nhân và chỉ định kháng sinh phù hợp nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn kèm theo.

Cách điều trị cúm hiệu quả

Có nên dùng kháng sinh khi bị cúm?
Cách điều trị cúm hiệu quả.

Bị cúm không nên uống thuốc kháng sinh mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để điều trị bệnh cúm. Với bệnh nhân có triệu chứng cúm nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Người bị cúm có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh cúm. Thuốc kháng virus có thể giúp rút ngắn thời gian ốm và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuy nhiên cần được sử dụng đúng cách và dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Đồng thời, cần chú ý giữ ấm cho người bệnh, tránh để người bệnh lạnh nhằm tránh bệnh lây nhiễm tiếp diễn.

Đặt thêm bình phun nước hoặc sử dụng máy tạo ẩm để tạo độ ẩm trong phòng, tránh không khí quá khô khiến bệnh tình trở nặng, nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều nước để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, thịt bò, trứng, hoa quả, sữa… để cơ thể có đủ năng lượng chống lại bệnh.

Nếu sau 1 tuần, các triệu chứng của bệnh cúm không giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc cúm A Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc cúm A
Người bị cúm có nên tắm không? Người bị cúm có nên tắm không?
Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào? Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sau sinh bao lâu mới nên ăn kiêng giảm cân?

Sau sinh bao lâu mới nên ăn kiêng giảm cân?

Giảm cân sau sinh là mối quan tâm của hầu hết các bà mẹ bỉm sữa, nhưng ăn kiêng thế nào, khi nào bắt đầu và cần lưu ý những gì để vừa an toàn cho sức khỏe, vừa đảm bảo đủ sữa cho con?
Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Nhiều nông dân và người dân vùng quê đang tự ép dầu tại nhà để ăn cho an toàn. Nhưng theo cảnh báo của chuyên gia, nếu không hiểu kỹ về quy trình, thiết bị, nhiệt độ, nguy cơ nhiễm nấm mốc, mất chất, sinh độc tố là hoàn toàn có thật.
Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang là một trong những phương pháp đơn giản để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, nên chọn khẩu trang màu sáng hay tối để chống nắng hiệu quả vẫn là băn khoăn của nhiều người.
Những lưu ý trước và sau hiến máu

Những lưu ý trước và sau hiến máu

Hiến máu không chỉ cứu giúp người bệnh mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho chính người hiến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và thoải mái, bạn cần chuẩn bị và chăm sóc đúng cách trước và sau khi hiến máu.
Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Trước nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều tỉnh phía Bắc, người tiêu dùng càng cần tỉnh táo khi lựa chọn thịt lợn.
Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Thịt gà là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý và chế biến thịt gà đúng cách để vừa giữ hương vị vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Từ tháng 10/2025, Hà Nội sẽ bắt đầu lộ trình tiên phong nói không với nhựa dùng một lần tại các quán cà phê, nhà hàng và khách sạn trong khu vực Vành đai 1. Đây không chỉ là một bước đi chính sách, mà còn là lời kêu gọi mỗi người dân cùng chung tay vì một môi trường bền vững và một tương lai không rác thải nhựa.
Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Một chiếc đệm êm ái tưởng chừng mang lại giấc ngủ sâu, nhưng với nhiều người, đó lại là “thủ phạm” khiến họ tỉnh dậy với cảm giác đau lưng, mệt mỏi.
Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe nhưng nếu lạm dụng, đặc biệt là vào ban đêm, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu.
Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mùa hè thiếu máu trầm trọng, hàng nghìn bệnh nhân chờ đợi từng đơn vị máu. Bộ Y tế kêu gọi toàn xã hội cùng hành động, hiến máu định kỳ để trao đi sự sống, lan tỏa yêu thương và tinh thần nhân ái cộng đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động