Người thiếu máu có nên ăn tiết canh không?
Ăn gì để cải thiện tình trạng thiếu máu não? Bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày để người ăn chay không lo thiếu máu Người bệnh thiếu máu cần bổ sung ba nhóm thực phẩm này |
Ăn tiết canh có tốt cho người bị thiếu máu?
Ăn tiết canh có cải thiện được tình trạng thiếu máu là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, trong đó có những người bị thiếu máu.
Để biết ăn tiết canh có bổ máu hay không, điều chúng ta cần biết là thành phần của máu.
Cơ thể muốn tạo thêm hồng cầu mới, tạo máu thì cơ thể cần được cung cấp chất đạm và cụ thể là những axit amin. Như vậy cơ thể mới tổng hợp ra phân tử globin của huyết cầu tố, chất sắt (Fe++) để sinh tổng hợp nhân heme cùng những loại vitamin B12, B6 và axit folic hai yếu tố vi lượng Nikel, Cobalt và một hóc môn đặc biệt là EPO, nồng độ hóc môn EPO cũng tăng giảm theo hàm lượng oxy cơ thể. Bởi vì càng thiếu oxy cơ thể càng sản sinh ra nhiều EPO.
Sắt là thành phần rất quan trọng để tạo máu, tuy nhiên thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân gây nên.
Một số trường hợp thiếu máu nhưng lại thừa sắt (ví dụ điển hình là thiếu máu do bệnh tan máu bẩm sinh – thalassemia), uống thuốc sắt hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều sắt sẽ làm tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Ngoài ra, bản chất tiết canh là máu động vật chưa được chế biến, nguy cơ chứa ký sinh trùng hay ấu trùng dẫn đến nhiễm giun, sán. Nhiều người ăn tiết canh bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp dẫn đến tiêu chảy nhiều lần, nôn do ngộ độc thực phẩm. Nhiều trường hợp nhiễm liên cầu lợn gây ra viêm não, nặng có thể tử vong.
Trường hợp con vật khỏe mạnh cũng có thể chứa khuẩn liên cầu. Một số trường hợp không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân là ăn thịt lợn nhiễm bệnh tái sống, hoặc tiếp xúc với lợn bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh, đặc biệt là tiết canh không rõ nguồn gốc. Khi tiếp xúc với động vật ốm hoặc giết mổ, tiêu hủy phải có các phương tiện phòng hộ.
Người bệnh thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?
Người bệnh cần đảm bảo nguyên tắc ăn cân đối và đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cân đối giữa Protein động vật và thực vật. Cải thiện chất lượng bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đủ chất sắt theo nhu cầu khuyến nghị (theo tuổi, giới tính
Nhóm Protein động vật
Nhóm thịt: Nên lựa chọn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt bê, gan, tiết, thịt lợn, thịt gà tây… Nên sử dụng 45 – 60 g protein/ ngày tương đương 200-300g thịt/ ngày.
Thủy hải sản: cá thu, cá hồi, nhóm nhuyễn thể có vỏ : hàu, sò, ốc… đảm bảo ăn 2 – 3 bữa thủy hải sản/ tuần.
Trứng: Trong trứng có đầy đủ các chất dinh dưỡng protein, Lipid, Glucid. Đặc biệt trong lòng đỏ của trứng còn có chứa một lượng đáng kể sắt, canxi, kẽm, vitamin A… Một tuần một người lớn nên ăn 2 – 3 quả trứng.
Nhóm Protein thực vật
Nhóm rau lá màu xanh đậm: Họ cải như rau cải chân vịt (cải bó xôi), cải xoong, súp lơ xanh… Một ngày nên sử dụng từ 300 – 400g (tương đương với 1 bát con rau/ bữa).
Nhóm đậu, đỗ và các loại hạt: đậu hà lan, đậu tương, lạc, hạt điều, hạnh nhân…
Các loại quả chín, quả mọng: cherry, dâu tây, nho, việt quất, lựu… Các loại quả này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và giúp tăng cường hấp thu sắt. Nên sử dụng từ 100-200g quả chín/ngày
Lưu ý
Hạn chế sử dụng trà, cà phê vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt.
Bổ sung sắt hoặc đa vi chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.