Người bị thiếu máu não nên và không nên ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?

Thiếu máu não là một cơ chế hay gặp, tổn thương não cấp tính do lưu lượng máu đến não bị suy giảm, nếu không được điều trị kịp thời, khả năng cao sẽ xảy ra nhồi máu não hoặc bệnh lý tại não bộ do thiếu oxy. Từ đó người bệnh có thể tử vong hoặc có nguy cơ tàn tật vĩnh viễn. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh thiếu máu não, giúp ngăn ngừa, cải thiện hoặc làm nặng hơn chứng bệnh. Vậy thiếu máu não nên ăn và không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Sức khỏe: Những biểu hiện chứng tỏ não không được cung cấp máu đầy đủ Phòng ngừa bệnh đột qụy não gia tăng vào mùa lạnh Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn những loại rau củ nào?

Triệu chứng của thiếu máu não

Các triệu chứng thiếu máu não có thể từ nhẹ đến nặng, kéo dài trong thời gian ngắn (từ vài giây đến vài phút).

Khi não bộ bị tổn thương do tình trạng thiếu máu não cục bộ gây nên, các triệu chứng có thể sẽ xuất hiện vĩnh viễn, bao gồm:

Suy nhược cơ thể: Ở 1 bên hoặc cả 2 bên của cơ thể.

Mất cảm giác hoàn toàn: Ở 1 bên hoặc cả 2 bên của cơ thể.

Người bị thiếu máu não nên và không nên ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?

Triệu chứng của thiếu máu lên não

Thường xuyên mất phương hướng, nhầm lẫn các vấn đề đơn giản trong cuộc sống.

Thay đổi hoặc giảm thị lực tại 1 mắt hoặc cả 2 mắt.

Nhìn đôi: Thường xảy ra khi mắt bị lệch hoặc không hướng vào cùng một vật thể, khiến chúng ta nhìn thấy hai hình ảnh khác nhau. Cả hai hình ảnh đều được gửi đến não mà chúng ta xử lý dưới dạng nhìn đôi.

Nói lắp bắp.

Mất hoặc giảm ý thức.

Suy giảm khả năng phối hợp, giữ thăng bằng.

Ngoài ra, đau đầu và chóng mặt hoa mắt cũng là triệu chứng thiếu máu não thường gặp, đồng thời dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác.

Đau đầu

Đây là triệu chứng thường gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân: căng thẳng kéo dài, mất ngủ, cường độ làm việc cao,… Tuy nhiên, đau đầu cũng là dấu hiệu điển hình của hiện tượng thiếu máu não. Đau đầu do thiếu máu não thường bắt đầu từ cảm giác đau nhói ở một vùng cố định trên đầu, sau đó sẽ lan khắp đầu. Để biết chính xác tình trạng đau đầu của bản thân có phải là dấu hiệu của bệnh thiếu máu não không, hãy thăm khám trực tiếp với bác sĩ.

Hoa mắt chóng mặt

Giống như đau đầu, hoa mắt chóng mặt là triệu chứng phổ biến ở nhiều đối tượng và có tần suất xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Vì tần suất xuất hiện thường xuyên nên dấu hiệu này thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Thế nhưng nếu tình trạng này xảy ra một cách đột ngột khi cơ thể bình thường có thể là dấu hiệu của thiếu máu lên não.

Nguyên nhân thiếu máu lên não

Có 3 nhóm nguyên nhân thiếu máunão chủ yếu bao gồm:

Thiếu máu lên não do huyết khối: Đây là tình trạng hình thành cục máu đông ở các nhóm động mạch lớn (động mạch não giữa, động mạch đốt sống, động mạch cảnh trong,…). Việc hình thành cục máu đông này chủ yếu do hiện tượng xơ vữa động mạch gây ra.

Thiếu máu lên não do thuyên tắc: Các cục máu động được hình thành từ vị trí khác đã di chuyển đến não gây tắc mạch. Thuyên tắc có nguồn gốc từ các bệnh lý về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, bệnh về van tim, rung nhĩ,…

Thiếu máu lên não huyết động: Những bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của máu: rối loạn đông máu, hạ huyết áp,…

Người bị thiếu máu não nên và không nên ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?

Nguyên nhân thiếu máu lên não

Ngoài những nguyên nhân từ các bệnh lý nêu trên, nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu lên não có thể xuất phát từ thói quen sống không lành mạnh:

Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…

Ít vận động, lười tập thể dục.

Thường xuyên ăn uống thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, ít chất xơ.

Thói quen gối đầu quá cao khi ngủ gây cản trở quá trình vận chuyển máu lên não.

Căng thẳng kéo dài, làm việc trên máy tính quá lâu.

Nên ăn gì để cải thiện thiếu máu lên não?

Cá béo

Cá béo là những loại cá như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi… rất giàu chất acid béo không hòa tan Omega-3. Đây là dưỡng chất tốt cho hệ tim mạch và sức khỏe của não bộ.

Theo nghiên cứu, Omega-3 có khả năng làm giảm nồng độ beta-amyloid (là chất gây ra những tổn thương não bộ có trong máu). Đặc biệt, dưỡng chất này còn giúp tăng lưu lượng máu lên não, giúp tăng khả năng nhận thức và tư duy. Tuy nhiên, các loại cá này sống ở tầng nước sâu có khả năng nhiễm chì nên chỉ bổ sung thực phẩm này vào thực đơn ăn 1 - 2 lần/tuần.

Người bị thiếu máu não nên và không nên ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?

Nên ăn gì để cải thiện thiếu máu lên não?

Các loại rau xanh

Gồm các loại rau màu xanh đậm như: bông cải xanh, cải xoăn, cải rổ, mồng tơi, cải bó xôi… là những thực phẩm rất giàu vitamin B, beta carotene, folate và lutein là những dưỡng chất tốt cho não bộ. Việc bổ sung những loại rau xanh trong thực đơn ăn uống hàng ngày không chỉ giảm các triệu chứng thiếu máu não, mà còn giúp tăng cường trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa.

Các loại quả mọng

Quả mọng là những loại quả có vị ngọt, nhiều nước hoặc chua nhẹ, quả nhỏ, hình tròn, màu sắc đẹp, bao gồm: quả việt quất, dâu tây, mâm xôi, dâu tằm, quả nho… Đây là những loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện lượng máu và tăng hấp thu sắt trong cơ thể. Đặc biệt, trong quả mọng còn chứa flavonoid là sắc tố tự nhiên có tác dụng cải thiện trí nhớ. Vì vậy, tăng cường các loại quả này trong thực đơn ăn uống hàng ngày giúp tăng cường chức năng của não bộ.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch, ngô, kê, bánh mì nguyên cám… là những thực phẩm không chỉ tốt cho tim mạch mà còn tốt cho não bộ. Các loại thực phẩm này giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao, tăng cường tuần hoàn máu lên não dễ dàng hơn, phòng ngừa tình trạng mạch máu tắc nghẽn gây thiếu máu não.

Trứng

Trứng là thực phẩm mà người thiếu máu não nên tăng cường bổ sung (2 - 3 quả/tuần). Ngoài nguồn protein, glucid, lipid dồi dào, trứng còn rất giàu canxi, acid folic, vitamin nhóm B: B6, B9, B12… Nhóm vitamin này có tác dụng giúp tế bào máu được sản sinh nhiều hơn, làm chậm quá trình lão hóa của não, ngăn ngừa suy giảm nhận thức và chứng teo não nguy hiểm.

Thịt bò

Đây là nguồn thực phẩm dồi dào protein, sắt, và các vitamin tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể. Việc cung cấp thịt bò giúp hồng cầu được đẩy nhanh quá trình tái tạo, cung ứng lượng máu nhiều hơn cho cơ thể, tăng cường hoạt động và khả năng miễn dịch cho não bộ. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều thịt bò vì có thể tích tụ mỡ trong cơ thể và gây mỡ máu cao.

Mỗi tuần nên ăn 1 - 2 bữa thịt bò (mỗi bữa không nên vượt quá 100 - 150g/người).

Người bị thiếu máu não nên và không nên ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?
Thịt bò cung ứng nhiều lượng máu cho cơ thể

Hải sản

Hải sản bao gồm: tôm, cua, cá, ghẹ, ốc… rất giàu sắt, kẽm, acid amin, vitamin B12… Đây là những dưỡng chất giúp tăng mức Hemoglobin của cơ thể, tăng lưu thông máu, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu của cơ thể.

Hạt óc chó

Hạt óc chó chứa nhiều protein, acid béo Omega-3 tốt cho cơ thể, đặc biệt là acid alpha - linolenic được chứng minh là có khả năng bảo vệ động mạch, giúp máu lưu thông đến não và các cơ quan trong cơ thể tốt hơn, từ đó cải thiện trí nhớ và hạ huyết áp.

Thiếu máu não không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, nhiều natri và nhiều calo chính là “kẻ thù” của người mắc bệnh thiếu máu não. Vì vậy, bạn cần hạn chế các nhóm thực phẩm sau:

Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều calo gây hại cho người mắc chứng thiếu máu não. Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn còn chứa nhiều muối và chất bảo quản.

Những chất này ảnh hưởng xấu đến huyết áp và tim mạch, tăng cholesterol và từ đó làm tình trạng thiếu máu não thêm nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn như: thịt hun khói, xúc xích, thực phẩm đóng hộp…

Người bị thiếu máu não nên và không nên ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?
Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn gây ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu não

Phụ gia thực phẩm

Việc lạm dụng các chất phụ gia trong quá trình chế biến món ăn, thường có mặt trong thực phẩm đóng hộp, có thể khiến lượng natri trong cơ thể tăng vọt, dẫn đến huyết áp cao, dễ gây thiếu máu não, đột quỵ.

Nước ngọt

Đặc biệt là những loại nước ngọt có gas nếu sử dụng nhiều có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tăng lượng cholesterol xấu tới 50%, dễ dẫn tới đột quỵ, thiếu máu não.

Chất kích thích (cà phê, trà đặc, bia rượu)

Đây là ba “hung thần” gây ra nhiều chứng bệnh không tốt cho sức khỏe, trong đó có bệnh thiếu máu não. Việc sử dụng rượu bia quá mức có thể dẫn đến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn, gây ra tình trạng xuất huyết não, đột quỵ, thậm chí có thể tử vong. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị bệnh thiếu máu não nếu sử dụng rượu bia có thể gây khó thở và làm tăng nguy cơ tai biến não gấp 5 lần so với người không sử dụng.

Ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người mắc chứng thiếu máu não nên kết hợp luyện tập thể thao. Các bộ môn như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, luyện thở là lựa chọn tốt nhất giúp tăng cường lưu thông máu lên não.

Ăn những loại thực phẩm này khiến “mỡ thừa” phải tránh xa Ăn những loại thực phẩm này khiến “mỡ thừa” phải tránh xa
Thứ rau dại xưa chỉ người nghèo mới ăn, đem chế biến kiểu này vừa dễ làm lại tốt cho sức khỏe Thứ rau dại xưa chỉ người nghèo mới ăn, đem chế biến kiểu này vừa dễ làm lại tốt cho sức khỏe
Mẹo thông minh để ăn uống lành mạnh khi đi ăn ngoài Mẹo thông minh để ăn uống lành mạnh khi đi ăn ngoài
Thùy Duyên

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động