Người bệnh thiếu máu cần bổ sung ba nhóm thực phẩm này

Bệnh nhân thiếu máu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất sắt, để cơ thể sản sinh ra đủ tế bào hồng cầu cho máu.
Người bệnh thiếu máu cần bổ sung ba nhóm thực phẩm này
Người bệnh thiếu máu cần bổ sung ba nhóm thực phẩm này

Thiếu máu và các rủi ro có thể xảy ra

Thiếu máu là một loại bệnh rất phổ biến ở Việt Nam và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu.

Chứng thiếu máu có rất nhiều loại. Một trong những loại phổ biến nhất là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Việc hấp thụ không đủ lượng sắt khiến cơ thể bạn không thể sản sinh ra hemoglobin, huyết sắc tố cần thiết để tạo nên lượng tế bào hồng cầu đầy đủ, giúp vận chuyển oxy cho cơ thể.

Có 2 loại sắt được tìm thấy trong các loại thực phẩm là heme iron (nguồn sắt từ động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) và nonheme iron (nguồn sắt từ thực vật cũng như các loại thực phẩm tăng cường chất sắt). Cơ thể bạn có thể hấp thu cả hai loại sắt này, tuy nhiên, heme iron dễ hấp thụ hơn so với nonheme iron.

Để hỗ trợ điều trị thiếu máu, đặc biệt là bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bạn có thể bổ sung chất sắt cho cơ thể từ các nhóm thực phẩm sau đây:

Người bệnh thiếu máu nên bổ sung nhóm thực phẩm nào?

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu có dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu dinh dưỡng, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa và làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Người bệnh thiếu máu cần bổ sung ba nhóm thực phẩm này

Trong hầu hết các trường hợp, nếu nguyên nhân do chế độ ăn không đủ sắt, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi thay đổi chế độ ăn uống. Người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

Bổ sung thực phẩm giàu sắt

Người bệnh thiếu máu cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, sử dụng đa dạng các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, trong đó có sắt.

Thực phẩm có nguồn gốc động vật có hàm lượng sắt cao nhất như: thịt bò, thịt gà, gan động vật, trứng, ngao, sò, hàu, sữa…

Các nguồn cung cấp sắt từ thực vật bao gồm: các loại đậu, đậu lăng, đậu phụ, khoai tây, hạt điều, các loại rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nhiều cám, trái cây khô…

Người bệnh thiếu máu cần bổ sung ba nhóm thực phẩm này

Trên thực tế, chất sắt trong thực phẩm có nguồn gốc động vật (sắt heme) là dạng sắt tốt nhất, vì nó được cơ thể dễ dàng hấp thụ. Còn sắt chủ yếu có trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như ngũ cốc và rau (sắt không phải heme) được hấp thụ kém hiệu quả hơn nhiều so với sắt heme.

Lưu ý: Không nên uống trà, cà phê ngay sau bữa ăn các thực phẩm giàu sắt vì có thể làm hạn chế quá trình hấp thu sắt.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C không chỉ là loại vitamin giúp tăng cường miễn dịch mà nó còn có tác dụng giúp tăng cường hấp thu sắt bằng cách thu giữ sắt không phải heme và lưu trữ ở dạng cơ thể bạn dễ hấp thụ hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, uống vitamin C trong bữa ăn làm tăng khả năng hấp thụ sắt lên 67%.

Người bệnh thiếu máu cần bổ sung ba nhóm thực phẩm này

Do đó để sắt hấp thu được tốt nhất, khi uống viên sắt hoặc ăn các thực phẩm giàu sắt, nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường hấp thu sắt. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: trái cây họ cam quýt, rau lá xanh đậm, ớt chuông, dưa, dâu tây, chuối, xoài...

Thực phẩm giàu kẽm

Theo TS.BS Phan Bích Nga, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh thiếu máu dinh dưỡng không đơn thuần là thiếu sắt mà thường thiếu cùng các vi chất khác, điển hình là kẽm.

Người bệnh thiếu máu cần bổ sung ba nhóm thực phẩm này

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị thiếu máu có nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với trẻ không bị thiếu máu. Vì vậy, trẻ thiếu kẽm cũng có nguy cơ bị thiếu máu dinh dưỡng. Chính vì vậy, để giúp giúp dự phòng nguy cơ thiếu máu, ngoài đảm bảo đủ lượng sắt cần bổ sung đủ kẽm cho nhu cầu hàng ngày ở trẻ.

Các nguồn thực phẩm giàu kẽm rất phong phú như: thịt đỏ, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, hàu, sò, cua, cà rốt, giá đỗ, đậu Hà Lan, đậu nành…

Lợi ích bất ngờ từ món ăn vặt quen thuộc trong dịp Tết, đặc biệt tốt cho người thiếu máu Lợi ích bất ngờ từ món ăn vặt quen thuộc trong dịp Tết, đặc biệt tốt cho người thiếu máu
Những loại rau rẻ hơn thịt lợn, giàu sắt như thịt bò, người thiếu máu nên ăn thường xuyên Những loại rau rẻ hơn thịt lợn, giàu sắt như thịt bò, người thiếu máu nên ăn thường xuyên
Người bị thiếu máu não nên và không nên ăn gì để tránh bệnh nặng thêm? Người bị thiếu máu não nên và không nên ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?
Ăn gì để cải thiện tình trạng thiếu máu não? Ăn gì để cải thiện tình trạng thiếu máu não?
Bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày để người ăn chay không lo thiếu máu Bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày để người ăn chay không lo thiếu máu
Nguyễn Lan

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Một số loại rau chúng ta dễ bắt gặp như: Củ nghệ, nấm hương, măng tây, các loại rau họ cải…giúp phòng chống một số bệnh ung thư.
Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền được trồng hoặc mọc hoang dại ở những nơi đất bỏ hoang. Ngoài công dụng cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể, rau dền còn được sử dụng giống như một vị thuốc để phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, tiểu đường, cải thiện chứng thiếu máu…
Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống là loại rau quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt, đặc biệt trong những ngày hè oi bức. Rau muống không chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Bệnh vàng da, bệnh về gan, bệnh khó tiêu, bệnh thiếu máu…
Bất ngờ, thức ăn của nhà hàng không phải nguyên nhân vụ 50 người bị ngộ độc

Bất ngờ, thức ăn của nhà hàng không phải nguyên nhân vụ 50 người bị ngộ độc

Sau khi kiểm nghiệm không phát hiện vi khuẩn có trong các mẫu thức ăn của Nhà hàng Hồng Vinh (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận).
Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, bạn cần bổ sung thực phẩm phù hợp để phục hồi sức khỏe và bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả.
Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi là loại rau không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà còn giúp phòng chống được nhiều bệnh và làm đẹp da.
Đồng Nai: Gần 100 công nhân Dechang nghi ngộ độc sau bữa ăn chiều

Đồng Nai: Gần 100 công nhân Dechang nghi ngộ độc sau bữa ăn chiều

Gần 100 công nhân Công ty TNHH Dechang Việt Nam có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau khi ăn chiều với món mì quảng gà và bánh đa cua.
8 loại rau giàu chất chống oxy hóa

8 loại rau giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do. Dưới đây là những loại rau dồi dào chất chống oxy hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các loại gia vị bảo vệ hệ hô hấp

Các loại gia vị bảo vệ hệ hô hấp

Các bệnh về phổi hiện nay ngày càng phổ biến, bổ sung một số loại gia vị vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện chức năng hệ hô hấp một cách hiệu quả.
Bộ Y tế yêu cầu Vĩnh Phúc đình chỉ bếp ăn khiến hơn 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Bộ Y tế yêu cầu Vĩnh Phúc đình chỉ bếp ăn khiến hơn 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động