Không được gây khó khăn trong cấp, xác nhận hộ chiếu vaccine

Bộ Y tế đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan không được gây cản trở, gây khó khăn trong việc cấp chứng nhận tiêm chủng và xác nhận hộ chiếu vaccine cho người dân. Nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Quyền lợi của người dân đối với giấy xác nhận tiêm chủng COVID-19 và “Hộ chiếu vắc xin” Đề nghị Canada sớm công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam Bộ Y tế dự kiến cấp “hộ chiếu vaccine” cho người dân từ 15/4
Không được gây khó khăn trong cấp, xác nhận hộ chiếu vaccine
Không được gây khó khăn trong cấp, xác nhận hộ chiếu vaccine cho người dân

Để bảo đảm quyền của người dân được cấp giấy chứng nhận đã tiêm vaccine và hộ chiếu vaccine khi tham gia tiêm chủng COVID-19, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các đơn vị quán triệt tới tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan không cản trở, gây khó khăn và có các hành vi trục lợi trong việc hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi người dân cấp chứng nhận tiêm chủng Covid-19 và xác nhận "Hộ chiếu vaccine". Nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

"Hộ chiếu vaccine" là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do các cơ sở tiêm chủng và Bộ Y tế ký số xác nhận dựa trên thông tin tiêm chủng COVID-19 của người dân.

Bộ Y tế cho biết thời hạn của hộ chiếu vaccine chính là thời hạn của mã QR trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Bộ Y tế ký số xác nhận. Khi mã QR hết hạn, người dân sẽ được thông báo và tự động khởi tạo mã QR mới để sử dụng. Đây là giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.

"Hộ chiếu vaccine" của Việt Nam sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh châu Âu (EU) ban hành, hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.

Tính đến tháng 4/2022, Việt Nam đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 19 nước, gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine, Maldives, New Zealand, Sri Lanka, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Saint Lucia, Hàn Quốc, Iran và Malaysia.

Việt Nam bắt đầu cấp hộ chiếu vaccine cho người dân từ ngày 15/4.

Người dân làm gì để được cấp hộ chiếu vaccine?

Bộ Y tế cho biết, người dân đã tiêm chủng và được cơ sở tiêm chủng cập nhật dữ liệu lên hệ thống, được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được ký số xác nhận hộ chiếu vaccine mà không phải làm thủ tục gì.

Hộ chiếu vaccine sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, PC-COVID hoặc trên trang tra cứu mà Bộ Y tế đang xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Bộ Công an bổ sung chức năng hiển thị hộ chiếu này trên ứng dụng VNEID. Hiện nay, đơn vị đầu mối của hai Bộ đang làm việc để sớm hoàn thiện.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động