Khám sức khỏe định kỳ – “Tiền trạm” bảo vệ sức khỏe toàn dân
Bí quyết sống trăm tuổi của người tại 1 vùng ở Italy Bông cải xanh: tốt cho sức khỏe nhưng đừng ăn quá nhiều Giải mã cách ăn thịt gà an toàn cho người mỡ máu cao |
Đưa Nghị quyết vào cuộc sống: Phải mang tính hành động, đột phá và khả thi
Ngày 8/7, tại hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh yêu cầu xây dựng và thực hiện nghị quyết:
![]() |
Khám sức khỏe cho lao động nữ. |
Phó Thủ tướng nhắc lại yêu cầu của Tổng Bí thư về dự thảo Nghị quyết phải đạt các yêu cầu: mang tính chiến lược, mang tính hành động và đột phá, ‘ở đây không đi vào lý luận’ và thứ ba, bảo đảm tính khả thi, ‘đưa ra được các giải pháp và các điều kiện kèm theo để triển khai được, chứ không mông lung’.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu thảo luận xem ‘quan điểm mục tiêu có đúng, có trúng không’, các nội dung được chọn để đột phá như thế nào…”
Đây là những chỉ đạo nhằm đưa Nghị quyết đi vào thực tiễn, khắc phục tình trạng “chính sách tốt nhưng triển khai yếu” tồn tại nhiều năm qua.
Một trong những điểm đột phá lớn được đưa ra là từ năm 2026, tất cả người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm. Theo tính toán của Bộ Y tế, chi phí trung bình cho mỗi lần khám khoảng 250.000 đồng, tương đương khoảng 25.000 tỷ đồng/năm cho khoảng 100 triệu dân.
Chính sách này nhằm đẩy mạnh phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thực tế, phần lớn người dân chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã trở nặng, giảm hiệu quả điều trị và tăng chi phí. Theo số liệu thống kê của ngành y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 180.000 ca ung thư mới, hơn 120.000 người tử vong do ung thư và hơn 167.000 ca tử vong vì đột quỵ, phần lớn do phát hiện muộn.
Theo dự thảo Nghị quyết do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương trình bày, mục tiêu đề ra là trong 5 năm 2025 -2030, mỗi năm tăng cường ít nhất 1.000 bác sĩ về làm việc có thời hạn tại y tế cơ sở. Tỉ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế giảm còn 30%.
Huy động nguồn lực xã hội và chuyển đổi số
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu toàn dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí, Chính phủ yêu cầu huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó có sự tham gia tích cực của khu vực y tế tư nhân.
![]() |
Người dân lấy máu xét nghiệm trong ngày đi khám sức khỏe định kỳ. |
GS.TS Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, cho rằng: "Cần có các chính sách đột phá để doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào y tế vùng sâu, vùng xa"
Cùng với đó, chuyển đổi số được coi là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và quản lý sức khỏe. Việc xây dựng sổ sức khỏe điện tử giúp quản lý hồ sơ, bệnh sử của từng người dân một cách hiệu quả, thuận tiện theo dõi, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cần phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, chuẩn hóa đào tạo bác sĩ theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời ứng dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), hợp tác quốc tế… để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Ngoài ra, để tăng cường năng lực y tế cơ sở, Bộ Y tế đặt mục tiêu bổ sung khoảng 1.000 bác sĩ mỗi năm trong giai đoạn 2025–2030. Điều này nhằm bảo đảm dịch vụ y tế tiếp cận được ngay tại cộng đồng, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
Việc khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho toàn dân không chỉ là quyền lợi mà còn là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sống, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh và xã hội. Với quyết tâm từ Chính phủ, sự chung tay của y tế công – tư và ứng dụng công nghệ, chính sách này hứa hẹn mang lại chuyển biến tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trong chăm sóc sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Tăng phạt, siết quảng cáo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Những sáng kiến đột phá giúp Tập đoàn TH được vinh danh “Nhà lãnh đạo kinh tế tuần hoàn”

Những thói quen đơn giản giúp phòng ung thư đại trực tràng hiệu quả

Thức khuya lướt điện thoại: Thói quen hủy hoại sức khỏe âm thầm

Khám chữa bệnh vượt tuyến: Bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Trà hoa cúc: Thức uống thanh khiết với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Cẩn trọng khi thưởng thức hải sản mùa du lịch

Vì sao trẻ thích mút tay và khi nào cần can thiệp?

Điều gì xảy ra khi uống nhiều trà sữa?
