Giải mã cách ăn thịt gà an toàn cho người mỡ máu cao
Những thói quen đơn giản giúp phòng ung thư đại trực tràng hiệu quả Bí quyết sống trăm tuổi của người tại 1 vùng ở Italy Bông cải xanh: tốt cho sức khỏe nhưng đừng ăn quá nhiều |
Ăn đúng cách vẫn tốt cho sức khỏe
Máu nhiễm mỡ, hay rối loạn lipid máu, đang trở thành vấn đề sức khỏe phổ biến, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: hút thuốc, ít vận động, béo phì, tiểu đường và đặc biệt là chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa, trans fat. Nhiều bạn đọc thắc mắc liệu người bị máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?
![]() |
Nhiều bạn đọc thắc mắc liệu người bị máu nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không? |
Được biết, thịt gà lại là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, ít cholesterol hơn thịt đỏ (bò, heo), giàu vitamin nhóm B, kẽm, selen… Trung bình 100g thịt gà chứa 143 kcal, 17g protein, 8,1g chất béo (trong đó khoảng 28,4% chất béo bão hòa, phần còn lại chủ yếu là chất béo không bão hòa có lợi cho tim mạch).
Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, nhận định: Thịt gà phù hợp với người bị máu nhiễm mỡ nếu chọn phần ức gà bỏ da, hạn chế nội tạng và da, đồng thời chế biến theo cách lành mạnh như hấp, luộc, nướng không dầu hoặc áp chảo với dầu ô liu.
Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của gà cũng giống nhau về dinh dưỡng.
Nên ăn: phần thịt trắng, đặc biệt là ức gà bỏ da, ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn các phần khác.
Hạn chế: da gà, nội tạng (gan, mề), cánh gà vì chứa nhiều mỡ và cholesterol hơn.
Mỗi bữa, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 80–100g thịt gà nạc, với tần suất 2–3 lần mỗi tuần, kết hợp nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.
Ngoài ra, nên tránh ăn gà chế biến cùng bơ, nước sốt kem, phô mai hoặc chiên rán tẩm bột, vì những cách này làm tăng lượng chất béo xấu.
Bên cạnh thịt gà, hai loại thịt được chuyên gia khuyến nghị cho người bị mỡ máu là thịt thỏ và cá.
Thịt thỏ giàu protein, ít chất béo, giúp giảm triglyceride và cholesterol.
![]() |
Nên ăn: phần thịt trắng, đặc biệt là ức gà bỏ da, ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn các phần khác. |
Cá tuy giàu chất béo nhưng là axit béo không no omega-3, giúp hạ mỡ xấu, đồng thời giàu magie – tốt cho tim mạch và não bộ.
Một chế độ ăn hợp lý, giảm chất béo bão hòa, tăng cường rau xanh, hạt, cá, thịt trắng nạc, kết hợp với vận động đều đặn là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát mỡ máu.
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, bác sĩ Duy Tùng khuyến cáo người bị máu nhiễm mỡ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì lối sống lành mạnh như tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, kiểm soát cân nặng, tránh rượu bia, thuốc lá. Người bệnh có thể bổ sung tinh chất thiên nhiên như GDL-5 từ phấn mía Nam Mỹ hỗ trợ điều hòa mỡ máu, kiểm soát tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
Một số lưu ý khi ăn thịt gà cho người mỡ máu:
Ưu tiên ức gà nạc, bỏ da.
Hấp, luộc, nướng không dầu thay vì chiên rán.
Ăn khoảng 80–100g mỗi bữa, 2–3 lần/tuần.
Kết hợp nhiều rau, đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt.
Tránh da, nội tạng, các món tẩm bột, nhiều dầu mỡ.
Thịt gà, thịt thỏ và cá là những lựa chọn phù hợp nếu biết cách sử dụng, giúp người bệnh vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa kiểm soát mỡ máu hiệu quả. Hãy duy trì lối sống lành mạnh và tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn cân đối, khoa học.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Những sáng kiến đột phá giúp Tập đoàn TH được vinh danh “Nhà lãnh đạo kinh tế tuần hoàn”

Khám chữa bệnh vượt tuyến: Bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Cẩn trọng khi thưởng thức hải sản mùa du lịch

Điều gì xảy ra khi uống nhiều trà sữa?

Tác hại tiềm ẩn của bơi lội

Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày

Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng?

Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả
