Đề nghị bổ sung công nhân lao động là đối tượng cần được quan tâm trong khám, chữa bệnh
Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh theo quy trình 03 kỳ họp Đề xuất bỏ cụm từ “xã hội hóa y tế” Tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ khám, chữa bệnh |
![]() |
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang |
Chiều 8/9/2022, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Góp ý vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đồng tình việc sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề phát sinh để phát triển nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo hướng hiện đại, chất lượng, hiệu quả.
Đối với chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, Điều 4 dự thảo Luật quy định 7 nhóm chính sách của Nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị nghiên cứu bổ sung ưu tiên khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, nơi tập trung đông công nhân lao động thuộc nhóm đối tượng cần ưu tiên bố trí ngân sách được tập trung đầu tư để xây dựng, phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đây là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết, bởi khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất là các địa bàn tập trung đông công nhân lao động, song hệ thống tổ chức các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện nay rất ít, đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của công nhân lao động.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam nhấn mạnh, việc phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại nơi có đông công nhân lao động vừa đáp ứng được điều kiện làm việc, có ít thời gian đi làm sớm, về muộn của công nhân lao động, đồng thời có khả năng giải quyết các thảm họa, sự cố y khoa, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, cháy nổ nhân dân.
Bên cạnh các nhóm đối tượng được xác định tại điểm b, khoản 1 Điều 4 được ưu tiên bố trí ngân sách để khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu cũng đề nghị bổ sung công nhân lao động là đối tượng cần được quan tâm trong khám bệnh, chữa bệnh, cần có chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho công nhân lao động có thể dễ dàng tiếp cận và thuận lợi hơn trong khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ hành chính vẫn được thanh toán bảo hiểm y tế.
Về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu Lê Thị Thanh Lam cho rằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt liên quan đến hưởng dịch an sinh xã hội. Do vậy, thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vẫn cần thực hiện theo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý về giá để đảm bảo quyền lợi của người bệnh.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị cần nghiên cứu xem xét quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh kể cả với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi

Phát động "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025"

Bộ Y tế có 20 đơn vị, 31 nhóm nhiệm vụ từ ngày 1/3

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa
