Đề xuất bỏ cụm từ “xã hội hóa y tế”
![]() |
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định |
Chiều 8/9/2022, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Góp ý vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định quan tâm đến điều khoản về hợp tác công tư trong y tế.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề xuất bỏ cụm từ “xã hội hóa y tế”, bởi trong lịch sử của Việt Nam cũng như trên thế giới không thấy định nghĩa thế nào là xã hội hóa y tế. Không thể xã hội hóa y tế bằng cách tư nhân bỏ tiền ra chung với bệnh viện mua máy đặt trong bệnh viện công để chia nhau lợi nhuận.
Đại biểu cho rằng, chỉ nên quy định 3 hình thức hợp tác công tư trong y tế. Đó là:
Hình thức thứ nhất là cho vay ưu đãi cho các bệnh viện được mua sắm, đầu tư, cụ thể hóa trong luật, khuyến khích điều này để bệnh viện sẽ có thể vay tiền của tổ chức tín dụng cũng như những tổ chức quốc tế, bệnh viện đầu tư bằng nguồn tiền vay và có trách nhiệm bảo vệ vốn vay như một doanh nghiệp để bảo vệ trách nhiệm của mình khi vay tiền đầu tư cho y thế.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung Phiên họp |
Hình thức thứ hai là hình thức thuê, hình thức này đã có nhưng chưa rõ ràng. Đây là hình thức để các bệnh viện, các cơ sở y tế có thể thực hiện, với hai chiều. Chiều thứ nhất là bệnh viện công thuê các phương tiện, trang thiết bị của bệnh viện tư của tư nhân như máy móc, máy đắt tiền, những phương tiện không có đủ điều kiện mua thì thuê.
Chiều thứ hai là tư nhân thuê bệnh viện công, điều này rất khó. Tuy nhiên, theo quan điểm của đại biểu Nguyễn Lân Hiếu vẫn nên đặt ra trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để có hướng dần dần các luật khác sẽ hỗ trợ hiện thực.
Đại biểu khẳng định, Y tế công có thương hiệu, có hiểu biết, có nguồn chất xám rất lớn nhưng không đủ khả năng để bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện và vận hành bệnh viện về mặt quản trị.
“Chúng ta lấy cái mạnh của y tế công là thương hiệu, niềm tin người dân cộng với chất xám của các bác sĩ, điều dưỡng, nhà khoa học, còn tư nhân sẽ vận hành bệnh viện, tư nhân thuê lại thương hiệu. Mặc dù rất khó định giá thương hiệu của bệnh viện cũng như tài sản công khó khăn nhưng chúng ta cần có hướng đi này”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nói.
Hình thức thứ ba được đại biểu Nguyễn Lân Hiếu góp ý đó là hợp tác công tư phi lợi nhuận, thực tế trên thế giới đang triển khai từ rất lâu và rất thành công.
Việt Nam đã có những bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận, thế nhưng chưa có bệnh viện nào hợp tác công tư phi lợi nhuận. Nghĩa là các nhà hảo tâm, các quỹ xây dựng bệnh viện và cho các bệnh viện công vận hành bệnh viện đấy. Lợi nhuận được giữ lại đầu tư để phát triển bệnh viện rộng hơn, nâng cao đời sống của cán bộ, nhân viên bệnh viện cũng như cho các trường hợp bệnh nhân nghèo, khó khăn.
Đại biểu đề nghị nên khuyến khích mô hình này và chắc chắn sẽ rất nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện thương hiệu nhà nước để phục vụ người bệnh, để lại tiếng thơm cho chính tổ chức, cá nhân đấy.
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cũng cho rằng, Luật Khám bệnh, chữa bệnh là luật cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đại biểu băn khăn nếu lùi thêm một kỳ họp nữa, bởi tâm lý của đại biểu nếu tiếp tục lùi lại, sẽ không có thay đổi gì nhiều. Đại biểu mong muốn thông qua dự thảo luật tại Kỳ họp tới để gỡ rối vướng mắc trong y tế hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

AI có thể viết, nhưng nhà báo mới kể được câu chuyện chân thật

Nhà báo – Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường: Ghi dấu lịch sử bằng ống kính và trái tim

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Hành trình kiên trung cùng dân tộc

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm – 20 năm đồng hành phát triển thương hiệu sản phẩm thiên nhiên Việt

eHerbal: Sống lành cùng thảo mộc Việt và khoa học hiện đại

Báo chí – “thiết chế” đặc biệt trong cuộc chiến chống hàng giả, buôn lậu

Báo chí – ngọn đèn trong "mê cung tiêu dùng"

Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới
