Công dụng của cây lá lốt đối với sức khỏe của bạn

Lá lốt thường được dùng trong các món ăn hàng ngày như làm chả, nấu canh,... Bên cạnh đó lá lốt còn là một dược liệu trong các bài thuốc Đông y để chữa bệnh.
Lá lốt giúp chữa phong thấp, đầy trướng bụng hiệu quả Công dụng “vàng” của lá lốt trong mùa đông Loại lá không những ăn rất ngon mà còn là "bí kíp" chữa xương khớp, trồng không phí công
Công dụng của cây lá lốt đối với sức khỏe của bạn
Cây lá lốt

Lá lốt là gì?

Lá lốt là cây thân thảo đa niên, có tên khoa học Piper sarmentosum, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae, bao gồm các loài như trầu không, hồ tiêu). Một số địa phương còn gọi là "nốt", (ở Nam bộ có nơi gọi là "Lá lốp"). Lá lốt được dùng trong nấu ăn hoặc để trị vết thương, đắp vào chỗ đau.

Đặc điểm của lá lốt

Cây lá lốt cao khoảng 30–40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất.

Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt.

Thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước, để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Chả lá lốt, bò nướng lá lốt là hai trong những món ăn đặc sắc của Việt Nam.

Công dụng của cây lá lốt đối với sức khỏe của bạn

Thành phần hóa học: Lá, thân và rễ chứa ankaloid và tinh dầu. Tinh dầu có 35 thành phần trong đó 25 thành phần đã được nhận dạng, thành phần chủ yếu là β-caryophyllene. Rễ chứa tinh dầu, trong đó thành phần chính là Bornyl acetate.

Tác dụng của Lá lốt

Theo y học cổ truyền: Lá Lốt theo y học cổ truyền có tính ẩm, vị cay, nhờ vào tính vị như vậy lá Lốt có tác dụng trừ hàn, giảm đau, cầm nôn, hỗ trợ tiêu hóa. Trong dân gian người ta thường dùng để làm thuốc sắc uống điều trị đau xương khớp, tay chân tê thấp, đổ mồ hôi tay chân, đi tiêu phân lỏng; ngoài ra người ta còn sử dụng để làm gia vị trong chế biến các món ăn.

Theo y học hiện đại: Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn đối với các vi khuẩn: Bacillus psyocyaneus, Staphylococus aureus và Bacillus subtilis; đồng thời có tác dụng chống viêm. Tác dụng kháng khuẩn của 3 dạng bào chế: cao lá khô, cao lá tươi và nước ép lá tươi gần tương tự như nhau.

Cao lỏng dùng ngậm và viên cao lá lốt dùng uống được thử nghiệm trên lâm sàng tỏ ra có tác dụng giảm đau và trị các bệnh viêm cấp tính về răng miệng.

Tác dụng gây giãn mạch ngoại biên và ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn ruột của histamin và acetycholin.

Ức chế men collagenase trong ống nghiệm.

Một số công dụng của lá lốt

Lá lốt giúp giảm đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt:

Bài 1. Rễ lá lốt, rễ bưởi , rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g tươi. Tất cả thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600ml nước, còn lại 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 2. Lá lốt, ngải cứu, đều bằng nhau. Giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng, đắp hoặc chườm.

Công dụng của cây lá lốt đối với sức khỏe của bạn

Lá lốt chữa đầy bụng, nôn mửa: Lá lốt 10 – 20g. Sắc uống.

Lá lốt chữa bệnh tổ đĩa: Lá thanh yên, nấu nước để nguội rửa. Sau lấy lá lốt, lá cà gai leo, đều bằng nhau, giã nhỏ, trộn với giấm, bôi lên.

Công dụng của cây lá lốt đối với sức khỏe

Lá lốt chữa đổ mồ hôi tay, chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên buổi tối trước khi đi ngủ.

Lá lốt chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc: Lá lốt vò nát, đặt vào lỗ mũi.

Công dụng của cây lá lốt đối với sức khỏe

Lá lốt chữa viêm lợi: Cao mềm lá lốt, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương nhu và Clorophyl chiết từ lá tre. Tất cả vào chế thành cao lỏng với cồn thấp độ. Dùng tăm bông thấm thuốc, châm vào chỗ đau trong vòng 5 – 10 phút. Sau đó xúc miệng cho sạch.

Lưu ý khi sử dụng lá lốt

Không nên sử dụng lá lốt cho những đối tượng là người bị đau dạ dày, táo bón.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Dùng lá lốt có thể gây mất sữa.

Trong trường hợp sử dụng lá lốt mà những triệu chứng của bệnh vẫn không giảm, thậm chí cong nghiêm trọng hơn, bạn không nên chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, xử trí kịp thời và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Mai Lan

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ăn vải sai cách gây hạ đường huyết?

Ăn vải sai cách gây hạ đường huyết?

Vải xanh chứa độc tố có thể gây hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng. Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn vải chưa chín để bảo vệ sức khỏe.
Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Chỉ vì tin vào một mẹo trị mụn bằng chanh từ mạng xã hội, cô gái 25 tuổi đã phải chịu đựng cơn ác mộng với làn da sưng đỏ, bỏng rát.
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Sau nhiều ngày điều trị, bệnh nhi M.T.A. (4 tuổi), bị xe ba bánh tự chế cán qua người, đã dần hồi phục với tình trạng sức khỏe hiện ổn định.
Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Đau lưng ngày càng trở thành vấn đề phổ biến ở nhiều lứa tuổi, không chỉ do chấn thương, mà còn bắt nguồn từ những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày.
Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Nhỏ nước chanh vào mắt để “sáng mắt tức thì”, ép ho để “cứu người bị đột quỵ”, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để trị ung thư... là những mẹo chữa bệnh trên mạng được cho là hiệu quả.
Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ và ít vận động.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Vụ yêu cầu người bệnh đóng tiền trước khi cấp cứu gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế khẳng định việc này vi phạm quy định về quyền lợi của người bệnh trong tình huống cấp cứu.
Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Được săn lùng như “đặc sản hiếm có”, lòng se điếu có giá lên tới vài triệu đồng mỗi kg khiến nhiều người không tiếc tiền để thưởng thức. Thế nhưng, phía sau vị béo giòn đầy mê hoặc ấy lại là những cảnh báo lạnh gáy từ chuyên gia về các nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe – đặc biệt với những ai thường xuyên sử dụng.
Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Sáng 5/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi M.T.A từng bị xe ba bánh tự chế chèn qua người. Bé đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại khoa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động