Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc cúm A

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm A do hệ miễn dịch còn non yếu.
Những loại thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm Những loại trái cây giàu vitamin C giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục Không nên chủ quan với bệnh cúm mùa

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt vào mùa đông xuân. Các chủng cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 là nguyên nhân chính gây bệnh.

Trẻ em có nguy cơ mắc cúm cao.
Trẻ em có nguy cơ mắc cúm cao.

Trẻ em có nguy cơ cao mắc cúm A

Mọi người đều có thể mắc các chủng cúm A, nhưng trẻ em lại có nguy cơ cao hơn. Điều này có thể giải thích bởi hai lý do: Thứ nhất, trẻ em chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với những người hoặc môi trường có mầm bệnh (như không đeo khẩu trang hoặc không rửa tay thường xuyên). Hơn nữa, trẻ em thường tiếp xúc đông đúc ở trường học, mầm non, tạo điều kiện cho virus lây lan. Thứ hai, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu trong những năm tháng đầu đời, làm tăng khả năng bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng ban đầu của nhiễm cúm A, cúm mùa hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác thường tương tự nhau. Trẻ em thường có sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), và đau họng. Vì vậy, khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc phân biệt liệu trẻ có mắc cúm A hay không.

Ngoài các triệu chứng ban đầu như vậy, cần chú ý rằng trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao, da mắt có dấu hiệu sung huyết, họng đỏ, và toàn thân mệt mỏi. Trẻ có thể ăn kém, quấy khóc, và trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể xuất hiện triệu chứng khó thở, viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản.

Theo Theo TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, triệu chứng của bệnh cúm A thường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu của trẻ, quan sát những bất thường và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Hầu hết trẻ mắc cúm mùa được chẩn đoán mắc cúm thông thường sẽ được kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu biến chứng viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hoặc viêm tiểu phế quản, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện để điều trị.

Nếu trẻ có dấu hiệu biến chứng,
Nếu trẻ có dấu hiệu biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện để điều trị.

Trong trường hợp trẻ bị cúm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza). Những thuốc này giúp ngăn chặn sự lây lan của virus trong cơ thể, hỗ trợ quá trình hồi phục.

Trẻ mắc bệnh cúm cần theo dõi, đồng thời chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc, vệ sinh cho trẻ bằng cách vệ sinh mũi họng, không gian sống, hạn chế tiếp xúc với người khác, đeo khẩu trang phòng ngừa bệnh lây lan. Ngoài ra, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây phòng ngừa mất nước giúp con tăng cường sức đề kháng, mau chóng khỏi bệnh.

Nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm chủ động, thời điểm tiêm thích hợp là trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh. Virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm thì kháng thể cũng dần ít đi, do vậy nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm.

Với khả năng lây nhiễm cao và tốc độ lan truyền nhanh qua dịch tiết hoặc tiếp xúc, việc hạn chế tụ tập đông người và tránh tiếp xúc gần là rất quan trọng. Bởi vì không thể biết chắc ai có thể bị nhiễm cúm, bất kỳ ai cũng có thể lây virus cho người khác.

Virus cúm có thể tồn tại trên các bề mặt cứng lên đến hơn 48 giờ, vì vậy bất cứ lúc nào, mọi người đều có thể tiếp xúc với những bề mặt hoặc vật dụng bị ô nhiễm bởi virus. Do đó, việc rửa tay thường xuyên và sạch sẽ là cần thiết, vì tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài và với các dịch tiết hô hấp của chính mình.

Khi ho, nên che miệng để hạn chế lây lan virus. Sau đó, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 30 giây. Nếu không có xà phòng và nước, có thể sử dụng dung dịch rửa tay khô hoặc cồn khử khuẩn để làm sạch tay.

Hạn chế chạm tay vào mặt, vì nếu tay đã tiếp xúc với bề mặt hoặc vật dụng bị ô nhiễm, virus cúm có thể xâm nhập qua mũi, miệng, mắt hoặc được hít vào phổi.

Nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào? Nên tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào?
Chuyên gia khuyến cáo sự nhầm lẫn bệnh sởi và cúm có thể khiến bệnh trở nặng Chuyên gia khuyến cáo sự nhầm lẫn bệnh sởi và cúm có thể khiến bệnh trở nặng
Nhiều người nhầm cảm cúm và cúm mùa khiến bệnh trở nặng Nhiều người nhầm cảm cúm và cúm mùa khiến bệnh trở nặng
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Bệnh có thể gây ra những cơn ho dữ dội, khiến người bệnh khó thở.
Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ

Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ

Theo dự báo, từ nay đến những ngày giữa tháng 4, sẽ tiếp tục có nhiều đợt mưa trái mùa trên diện rộng. Theo các chuyên gia y tế, thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dẫn đến dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?

Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?

Nhiều nước trên thế giới ghi nhận số ca nhiễm cúm tăng đột biến thời gian gần đây. Giới chuyên gia nhận định có nhiều yếu tố khiến dịch cúm năm nay bùng phát mạnh hơn các năm trước.
Mẹo đánh bay mùi hôi quần áo khi trời nồm ẩm

Mẹo đánh bay mùi hôi quần áo khi trời nồm ẩm

Khi trời mưa hoặc nồm ẩm, quần áo lâu khô và dễ bị ám mùi khó chịu. Dưới đây là một số mẹo đơn giản và hiệu quả giúp quần áo luôn khô ráo, thơm tho.
Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C

Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C

Hiện nay có tình trạng, người dân tự ý "đổ xô" đi tìm mua và dự trữ thuốc Tamiflu để uống dự phòng bệnh cúm. Tuy nhiên, không phải ai bị cúm cũng có thể sử dụng thuốc Tamiflu và việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.
Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”?

Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”?

Theo các bác sĩ, "phổi trắng" là dấu hiệu cho thấy phổi bị tổn thương nghiêm trọng, thường gặp ở một số ca cúm nặng gần đây.
Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm

Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm

Cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính. Do vậy, việc phòng bệnh và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Vaccine phòng sởi giá bao nhiêu tiền?

Vaccine phòng sởi giá bao nhiêu tiền?

Vaccine phòng sởi là mũi tiêm quan trọng, giúp tạo miễn dịch cho trẻ và người lớn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của sởi. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đang băn khoăn tiêm mũi sởi cho bé giá bao nhiêu? Có những loại vaccine nào?
Bị cúm có nên dùng điều hòa không?

Bị cúm có nên dùng điều hòa không?

Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus gây ra, thường tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, sử dụng điều hòa không đúng cách có thể làm bệnh nặng hơn.
Có nên tập thể dục ngoài trời khi thời tiết nồm ẩm?

Có nên tập thể dục ngoài trời khi thời tiết nồm ẩm?

Tập thể dục là một hoạt động tuyệt vời để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, khi thời tiết nồm ẩm chúng ta có nên duy trì hoạt động này ở ngoài trời?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động