Nỗi “khổ” vì viêm mũi dị ứng

Mùa xuân với những đặc trưng thời tiết như rét lạnh, nồm ẩm, mưa phùn, mùa hoa nở… đây được cho là nguyên nhân dễ gây ra dị ứng và viêm mũi cho nhiều người. Vậy làm cách nào để phòng ngừa bệnh lý này?
Dự báo Miền Bắc mưa phùn ngay sau đợt rét đậm rét hại Nhiều người nhầm cảm cúm và cúm mùa khiến bệnh trở nặng Không nên chủ quan với bệnh cúm mùa
Nỗi “khổ” vì viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng do thời tiết khiến nhiều người khó chịu (Ảnh minh họa)

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một dạng viêm mũi dị ứng khởi phát triệu chứng theo mùa xuất hiện của các dị nguyên như: Mùa hoa nở, mùa nồm ẩm, mùa khô hanh, mùa sâu bướm,...

Viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra khi niêm mạc mũi hít phải dị nguyên. Nồm ẩm là điều kiện gia tăng các yếu tố: Phấn hoa, vi nấm, vi khuẩn, virus. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ nhận diện chúng là vật thể lạ nên kích hoạt phản ứng viêm và tiết ra các chất trung gian hóa học tự nhiên để bảo vệ cơ thể. Đây chính là lý do hình thành viêm mũi dị ứng với các triệu chứng đã được nói đến ở trên.

Khi thời tiết nồm ẩm, độ ẩm không khí tăng lên làm hơi nước tích tụ, các loại nấm mốc, dị nguyên, virus, vi khuẩn,... có điều kiện phát triển. Người bị viêm mũi dị ứng thời tiết vốn đã nhạy cảm nên niêm mạc mũi rất dễ phản ứng lại với các tác nhân này.

Một điều đáng nói nữa là ánh nắng mặt trời trong những ngày nồm ẩm không nhiều. Điều này cộng với sự lưu thông không khí kém sẽ khiến cho các tác nhân gây bệnh dễ tồn tại lâu dài trong không khí và tấn công đường thở. Tính chất nấm mốc cùng mùi hôi sinh ra từ ngày nồm ẩm cũng dễ kích thích niêm mạc mũi, nhất là những người có cơ địa dị ứng nên dẫn đến viêm mũi dị ứng thời tiết.

Triệu chứng điển hình nhất ở bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết gồm ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, đau nhức, có dịch chảy ở mũi sau, khứu giác giảm; ù tai, ngứa tai; khàn giọng, đau họng, ngứa họng; mắt có cảm giác cộm, ngứa, đỏ, sưng, thâm quầng; dễ bị mệt mỏi, ngạt mũi gây khó chịu nên khó tập trung vào công việc hoặc học tập.

Nỗi “khổ” vì viêm mũi dị ứng
Triệu chứng điểm hình của viêm mũi dị ứng là ngạt mũi, hắt hơi, sổ mũi... (Ảnh minh họa)

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân viêm mũi dị ứng thời tiết cũng cần thực hiện một số biện pháp sau để kiểm soát, cải thiện triệu chứng mắc phải:

Xịt, rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Việc làm này khiến cho các chất gây dị ứng bị loại bỏ ra khỏi mũi, rất hiệu quả cho các trường hợp bị ngạt mũi, hắt hơi, sổ mũi do viêm mũi dị ứng thời tiết. Không những thế, dùng nước muối sinh lý rửa mũi còn giúp niêm mạc mũi được làm sạch, tránh tạo môi trường cho tác nhân gây bệnh phát triển.

Xông hơi: Dùng nồi nước đun sôi đã được mở vung để xông hơi nước lên mặt hoặc xả nước nóng vòi hoa sen trong phòng tắm khi tắm cũng sẽ giúp làm thông đường thở, cải thiện triệu chứng bệnh.

Hút ẩm: Dùng máy hút ẩm hoặc bật điều hòa ở chế độ khô là cách giúp không khí giảm độ ẩm trong những ngày nồm ẩm. Nên duy trì độ ẩm không khí trong nhà ở khoảng 40 - 60%.

Uống nước gừng khi thời tiết chuyển mùa: Đun nước gừng tươi, pha với mật ong và chanh, có thể thêm đinh hương và quế. Gừng giúp giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi, cũng như có tác dụng làm ấm cơ thể. Người mắc viêm mũi dị ứng thời tiết nên uống nước gừng mật ong mỗi buổi sáng trong thời kỳ thời tiết chuyển lạnh.

Một số biện pháp khác như lau dọn nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng tối đa, tránh đọng nước ở mọi bề mặt trong nhà và vật dụng; Không dùng thảm trải sàn để tránh tình trạng ẩm phát sinh nấm mốc, vi khuẩn kích ứng đường thở; Khi có ánh nắng mặt trời hãy mở toàn bộ cửa nhà để đón ánh nắng, giúp không khí trong nhà được lưu thông và khử bớt nấm mốc; Sấy khô quần áo, khăn mặt, khăn tắm trước khi dùng; Giữ cho cơ thể, nhất là vùng đầu mặt được ấm; Tập luyện thể dục và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện đề kháng.

Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong những ngày nồm ẩm. Nếu chủ quan, không có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tích cực thì nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên, dễ bị tái diễn nhiều lần và thậm chí có thể biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Người bị viêm mũi dị ứng thời tiết nếu thực hiện tốt các chỉ định điều trị từ bác sĩ và các biện pháp hỗ trợ kiểm soát bệnh tại nhà thì bệnh có thể được khắc phục hiệu quả.

Những thói quen lành mạnh tốt cho gan Những thói quen lành mạnh tốt cho gan
Các bệnh thường gặp trong mùa đông Các bệnh thường gặp trong mùa đông
Sơ cứu người bệnh đột quỵ tại nhà Sơ cứu người bệnh đột quỵ tại nhà
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Không chỉ là một loại rau quen thuộc, rau má còn là “bí quyết” chăm sóc da tuyệt vời, giúp phục hồi vết thương, giữ da săn chắc và giảm rõ rệt các nếp nhăn.
Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Muối là khoáng chất thiết yếu cho não bộ và cơ thể. Dùng nước muối pha loãng có nhiều lợi ích nhưng cần dùng cần dùng đúng cách và lưu ý liều lượng.
Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Mất ngủ là vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu bạn chủ động xây dựng những thói quen lành mạnh mỗi ngày.
Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Giải độc gan là việc bạn cần làm mỗi ngày để đảm bảo lá gan khỏe mạnh, gan có sức thực hiện trọng trách vốn dĩ thuộc về nó. Vậy uống gì để thải độc gan nhanh và hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế vừa chỉ đạo điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP.HCM.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động