Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm

Thời tiết mà xuân với mưa phùn kéo dài và nhiệt độ không khí ấm lên đã gây ra hiện tượng nồm ẩm, với hơi nước dày đặc, không chỉ ngoài trời mà tường và sàn trong nhà cũng ẩm ướt kéo dài. Thời tiết nồm ẩm này gây nhiều bất tiện và dễ khiến nhiều người mắc bệnh.
Chủ động đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng để bảo vệ sức khỏe Bộ Y tế mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng?

Nồm ẩm ảnh hưởng sức khỏe và đời sống người dân

Hà Nội và nhiều tỉnh thành ở phía Bắc đang bước vào giai đoạn nồm ẩm. Hiện tượng thời tiết đặc trưng này thường xuất hiện vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Thời tiết nồm ẩm không chỉ ngoài trời mà tường và sàn trong nhà cũng ẩm ướt khó chịu. Thời tiết nồm ẩm thường kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng sức khỏe và đời sống người dân.

Theo các chuyên gia y tế, thời tiết nồm ẩm thường không cố định, sáng sớm hay có mưa phùn, đến buổi trưa bớt mưa nhưng chiều tối lại có thể chuyển lạnh nên rất dễ khiến mọi người nhiễm bệnh, nhất là trẻ em và người già.

Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm
Thời tiết ẩm ướt khiến cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển.

Mưa nhiều cộng với thời tiết ẩm ướt khiến cho nấm mốc, vi khuẩn có điều kiện lưu trú tốt trong các loại thực phẩm. Nếu được bảo quản không tốt, chúng sẽ tăng sinh trong thức ăn. Điều này kết hợp với khâu chế biến không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh sẽ sản sinh độc tố, gây nên các bệnh đường tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.

Thay đổi thời tiết thường xuyên, đột ngột và lạnh ẩm kéo dài dễ bùng phát các bệnh lý suy hô hấp, viêm phổi cấp, cúm mùa nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, trẻ em và người cao tuổi, người có bệnh lý nền là nhóm có hệ miễn dịch kém nên rất dễ mắc các bệnh lý này.

Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của các chất dị ứng bên ngoài môi trường sống trong thời tiết nồm ẩm cũng làm gia tăng tình trạng ngứa, phát ban, sưng phồng trên da, nổi mề đay,... Nền nhà ẩm thấp, trơn ướt trong thời tiết nồm ẩm còn gây nên tâm lý khó chịu, bức bối, ăn ngủ kém, dễ gây chấn thương do trượt ngã,...

Tất cả những yếu tố trên đây chính là nguy cơ khiến cho tỷ lệ người mắc các bệnh lý khác nhau trong thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc tăng lên nhanh chóng.

Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm
Trẻ em và người cao tuổi dễ mắc bệnh trong thời tiết nồm ẩm.

Các bệnh về đường hô hấp xuất hiện nhiều

Các bệnh về đường hô hấp, sốt phát ban, sởi, thủy đậu, Rubella xuất hiện nhiều. Trẻ khi mắc bệnh nếu không điều trị sớm, virus vào phổi có thể gây suy hô hấp rất nhanh. Đồng thời, các nấm mốc, vi nấm rất phát triển khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu, khiến nhiều người rất dễ bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp gây bộc phát cơn hen suyễn. Đặc biệt, với trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong thời tiết này do tác động của không khí ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát.

Thời tiết lạnh và ẩm kéo dài cũng khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh như: cúm mùa và nếu bị cúm, bệnh thường nặng và dễ xảy ra biến chứng viêm phổi, có những diễn biến xấu khó lường. Cùng với đó, các bệnh mãn tính như: xương khớp, viêm loét dạ dày, tá tràng, đau nhức xương khớp, huyết áp, tim mạch và hen phế quản... cũng thường gia tăng, hoặc tái phát. Không chỉ vậy, độ ẩm trong không khí quá cao, nền nhà trơn ướt cũng rất dễ gây ra những tai nạn cho người dân như: trượt, ngã, cũng như khiến nhiều người cao tuổi cảm thấy bứt bối, khó ngủ, ăn uống kém hơn.

Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh khi thời thời tiết nồm ẩm
Duy trì nền nếp sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)

Để bảo vệ sức khỏe trong những ngày nồm ẩm, các gia đình nên giữ môi trường sống, nhà cửa sạch sẽ, khô ráo bằng việc sử dụng máy hút ẩm, hoặc điều hòa không khí, nếu không có nên đóng kín các cửa sổ để hạn chế hơi ẩm vào nhà.

Thường xuyên lau nhà cửa bằng những loại vải dễ hút nước. Nên thường xuyên vệ sinh, thay chăn ga gối đệm để phòng tránh nấm mốc, ẩm ướt trú ngụ và phát triển vì đây là căn nguyên chính gây nên nhiều bệnh cho cơ thể.

Duy trì nền nếp sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Thường xuyên mặc đủ ấm, chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực, bàn chân.

Thường xuyên tập thể dục phù hợp sức khỏe. Tăng cường sức đề kháng bằng việc thay đổi ngay từ thực đơn trong các bữa ăn hàng ngày khoa học, hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên cung cấp nhiều rau xanh, hoa quả tươi thay vì tăng chất đạm béo. Với trẻ em, cần tiêm phòng đầy đủ vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Những loại trái cây giàu vitamin C giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục Những loại trái cây giàu vitamin C giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục
Người bị cúm có nên tắm không? Người bị cúm có nên tắm không?
Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào? Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa xuân 2025 Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa xuân 2025
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Bệnh có thể gây ra những cơn ho dữ dội, khiến người bệnh khó thở.
Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ

Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ

Theo dự báo, từ nay đến những ngày giữa tháng 4, sẽ tiếp tục có nhiều đợt mưa trái mùa trên diện rộng. Theo các chuyên gia y tế, thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dẫn đến dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?

Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?

Nhiều nước trên thế giới ghi nhận số ca nhiễm cúm tăng đột biến thời gian gần đây. Giới chuyên gia nhận định có nhiều yếu tố khiến dịch cúm năm nay bùng phát mạnh hơn các năm trước.
Mẹo đánh bay mùi hôi quần áo khi trời nồm ẩm

Mẹo đánh bay mùi hôi quần áo khi trời nồm ẩm

Khi trời mưa hoặc nồm ẩm, quần áo lâu khô và dễ bị ám mùi khó chịu. Dưới đây là một số mẹo đơn giản và hiệu quả giúp quần áo luôn khô ráo, thơm tho.
Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C

Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C

Hiện nay có tình trạng, người dân tự ý "đổ xô" đi tìm mua và dự trữ thuốc Tamiflu để uống dự phòng bệnh cúm. Tuy nhiên, không phải ai bị cúm cũng có thể sử dụng thuốc Tamiflu và việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.
Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”?

Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”?

Theo các bác sĩ, "phổi trắng" là dấu hiệu cho thấy phổi bị tổn thương nghiêm trọng, thường gặp ở một số ca cúm nặng gần đây.
Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm

Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm

Cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính. Do vậy, việc phòng bệnh và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Vaccine phòng sởi giá bao nhiêu tiền?

Vaccine phòng sởi giá bao nhiêu tiền?

Vaccine phòng sởi là mũi tiêm quan trọng, giúp tạo miễn dịch cho trẻ và người lớn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của sởi. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đang băn khoăn tiêm mũi sởi cho bé giá bao nhiêu? Có những loại vaccine nào?
Bị cúm có nên dùng điều hòa không?

Bị cúm có nên dùng điều hòa không?

Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus gây ra, thường tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, sử dụng điều hòa không đúng cách có thể làm bệnh nặng hơn.
Có nên tập thể dục ngoài trời khi thời tiết nồm ẩm?

Có nên tập thể dục ngoài trời khi thời tiết nồm ẩm?

Tập thể dục là một hoạt động tuyệt vời để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, khi thời tiết nồm ẩm chúng ta có nên duy trì hoạt động này ở ngoài trời?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động