"3 điều không, 4 điều cần" trong mùa lạnh để tránh đột quỵ

Mùa đông nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể chúng ta phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe. Những cách làm ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe trong mùa đông lạnh giá sau đây sẽ là giải pháp tốt cho tất cả mọi người trong thời gian lạnh giá mùa đông.
Phòng ngừa bệnh đột qụy não gia tăng vào mùa lạnh 5 loại rau dân dã nên ăn vào mùa lạnh, vừa rẻ tiền, vừa tốt cho sức khoẻ Những thực phẩm ăn vào mùa lạnh giúp giữ ấm cơ thể và tăng đề kháng
Đột quỵ rất dễ xảy ra với những người bị cao huyết áp, tim mạch trong mùa đông.

Vào mùa đông, tỷ lệ người bị đột quỵ cao hơn so với mùa hè, PGS.TS.BS Mai Duy Tôn - GĐ Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết nguyên nhân là do thời tiết lạnh dễ làm co mạch, máu dễ bị đông hơn có thể gây tắc nghẽn. Ngoài ra, môi trường lạnh, người dân dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng và điều này là cơ hội cho những người có bệnh sẵn dễ bị đột quỵ hơn.

Đặc biệt, những người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu thoái hóa dày lên sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Sự thay đổi lớn về nhiệt độ, từ ấm sang lạnh, làm tăng huyết áp, khiến mạch máu bị thắt lại. Mạch máu khi bị biến dạng sẽ dễ dẫn tới tình trạng phình động mạch chủ, gây đột quỵ. Nhất là một số người có thói quen xấu trong mùa đông, rất dễ gây đột quỵ.

Thói quen không nên thực hiện vào mùa đông

Khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh cộng thêm việc mặc quần áo không đủ ấm sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Bất kể là người trẻ hay người cao tuổi có sẵn các bệnh lý tim mạch, huyết áp cũng cần phải từ bỏ những thói quen không tốt trong mùa đông. Trong đó, 3 thói quen dễ gây đột tử nhất là:

Uống rượu để ấm người lên: PGS Duy Tôn khuyến cáo với những người bị cao huyết áp nói riêng và người dân nói chung cần bỏ ngay thói quen uống rượu, nhất là quan điểm cho rằng mùa đông uống rượu để ấm người. Khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh cộng thêm việc mặc quần áo không đủ ấm sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Khi đó các mạch máu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ và nguy cơ tử vong (đột tử) rất cao. Uống rượu còn đối mặt với nhiều nguy cơ khác như ngộ độc, là nguyên nhân mắc các bệnh như dạ dày, gan, các bệnh liên quan đường tiêu hóa…

Không tập thể dục quá sớm: PGS.TS.BS Võ Tường Kha - Giám đốc Bệnh viện Thể thao cho biết người cao tuổi thường tập thể dục rất sớm, trong cả mùa đông và mùa hè. Đây là thói quen không tốt cần bỏ, nhất là trong mùa đông. Người có các bệnh tim, mạch, phổi mãn tính tiềm tàng dễ tái phát, gây đột tử khi trúng lạnh trong lúc tập thể dục thể thao dưới thời tiết lạnh hoặc tắm ngay sau khi tập thể dục thể thao.

“Khi tập luyện thể thao dưới trời lạnh sẽ làm giãn mạch ngoại vi, tăng tuần hoàn ngoại vi, dẫn đến giảm tuần hoàn trung tâm, gây thiếu máu, thiếu oxy tổ chức mô tim, não dẫn đến đột quỵ", PGS Kha cảnh báo.

Không tắm gội nước lạnh và tắm khuya: Mùa đông nếu tắm, đặc biệt gội đầu bằng nước lạnh rất nguy hiểm, nhất là ở nơi không kín gió. Điều này dễ gây phản ứng co mạch máu đột ngột, gây cơn tăng huyết áp kịch phát, rất nguy hiểm đối với người có bệnh lý nền tăng huyết áp, suy tim, dị dạng mạch máu não.

PGS Tường Kha cũng khuyến cáo người dân không nên tắm khuya vì việc tắm quá muộn không chỉ mùa đông, mà cả trong mùa hè cũng rất dễ bị đột tử. “Việc tắm nước lạnh, nhất là tắm khuya có thể gây co mạch ngoại vi làm tăng tuần hoàn trung tâm, tăng lưu lượng máu, tăng áp lực tuần hoàn trung tâm, hệ tim mạch chưa thích nghi kịp gây vỡ những điểm yếu mạch hoặc vỡ các dị dạng mạch bẩm sinh gây ra tình trạng đột quỵ, thậm chí là đột tử”, ông Kha cho hay.

Việc cần làm để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông

Khi vận động không nên gắng sức, khi cơ thể thấy mệt nên nghỉ ngơi.

Để bảo vệ sức khỏe, nhất là với những người có tiền sử tim mạch, cao huyết áp có nguy cơ xảy ra đột quỵ trong mùa đông, PGS Võ Tường Kha lưu ý:

Vận động phù hợp trong mùa lạnh: Không tập thể dục quá sớm, khi vận động không nên gắng sức, khi cơ thể thấy mệt nên nghỉ ngơi. Những ngày lạnh kèm mưa phùn có thể luyện tập tại nhà.

Giữ ấm cơ thể: Bất cứ ai cũng cần phải giữ ấm cơ thể, nhất là trẻ nhỏ và người già. Các bộ phận cần giữ ấm nhất là tai mũi họng, đặc biệt cần giữ ấm bàn tay, bàn chân. Buổi sáng trước khi ra khỏi giường nên vận động nhẹ để cơ thể làm quen với môi trường.

Duy trì chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại hạt, nên ăn nhiều cá, ít thịt... Tất cả mọi người cần phải lưu ý uống nhiều nước trong mùa đông. Trong sinh hoạt gia đình, hạn chế nơi có gió, nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy.

Kiểm soát tốt bệnh nền: Những người mỡ máu cao, tăng huyết áp… cần quản lý tốt bệnh lý mình mắc phải. Không tự ý dừng thuốc, dù cảm thấy khỏe mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường thì người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn như lời khuyên của bác sĩ.

Loại nấm được ví như “vàng đen” của núi rừng, là kho collagen cực tốt cho sức khỏe Loại nấm được ví như “vàng đen” của núi rừng, là kho collagen cực tốt cho sức khỏe
Măng tây chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng Măng tây chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng
5 loại nước ép tốt cho sức khỏe nên bổ sung vào chế độ ăn uống 5 loại nước ép tốt cho sức khỏe nên bổ sung vào chế độ ăn uống
5 loại thịt là 5 loại thịt là "thịt nhân tạo", nên hạn chế ăn tránh hiểm họa về sau
Bữa sáng nên ăn mỳ tôm hay cơm nguội? Bữa sáng nên ăn mỳ tôm hay cơm nguội?
Những thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức khỏe Những thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức khỏe
Tỏi tây - Thực phẩm đa công dụng cho sức khỏe Tỏi tây - Thực phẩm đa công dụng cho sức khỏe
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động