Loại nấm được ví như “vàng đen” của núi rừng, là kho collagen cực tốt cho sức khỏe
Giá trị dinh dưỡng của mộc nhĩ
Tại Việt Nam, mộc nhĩ là loại nấm thông dụng, thậm chí chỉ cần ra vườn, lên rừng cũng có thể hái được và rất dễ phân biệt với các loại nấm độc khác. Mộc nhĩ còn được ví như “vàng đen” của núi rừng vì chúng có rất nhiều công dụng bảo vệ sức khỏe.
Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết mộc nhĩ ngoài là thực phẩm giúp tăng kết cấu cho món ăn, chúng còn được biết đến là loại nấm có nhiều dinh dưỡng tốt với sức khỏe vì giàu khoáng chất, vitamin, nhất là những chất chống oxy hóa.
Tiến sĩ Tuấn Giang cho biết nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mộc nhĩ hay nấm mèo là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Theo đó, mộc nhĩ chứa nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, kali, natri, magiê, lưu huỳnh, trong đó hàm lượng canxi và sắt rất cao.
Trong 100g mộc nhĩ chứa 643mg canxi, 30,4mg sắt. Ngoài ra, mộc nhĩ cũng chứa các glycogen như trehalose, pentasol, mannitol, có giá trị dinh dưỡng rất cao, là loại thực phẩm bổ dưỡng cao cấp.
Các nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng cho biết mộc nhĩ ít calo và rất giàu collagen thực vật, giúp làm da bóng sáng, loại bỏ nám và tàn nhang, giúp bôi trơn các khớp rất hiệu quả.
Một số lợi ích của mộc nhĩ đối với sức khỏe
Dưới đây là một số lợi ích với sức khỏe của mộc nhĩ theo tư vấn của tiến sĩ Phùng Tuấn Giang:
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mộc nhĩ có đặc tính hạ đường huyết mạnh mẽ, có thể giúp kiểm soát mức cholesterol và chống lại bệnh tim mạch. Theo một mô hình động vật (in vivo) được công bố trên tạp chí Mycobiology, việc sử dụng chiết xuất mộc nhĩ cho chuột đã làm giảm đáng kể mức chất béo trung tính, cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (cholesterol xấu). Nó cũng làm giảm chỉ số xơ vữa động mạch xuống 40%, đây là thước đo dùng để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim và tích tụ mảng bám trong động mạch.
Chứa chất chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy mộc nhĩ chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenol. Điều đó có thể có tác động rất lớn đến sức khỏe tổng thể. Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp chống lại sự hình thành gốc tự do và bảo vệ tế bào chống lại tổn thương oxy hóa.
Chất chống oxy hóa cũng đóng vai trò trung tâm đối với sức khỏe và bệnh tật. Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có thể hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và viêm khớp dạng thấp.
Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
Ngoài việc là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng tuyệt vời, mộc nhĩ còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh có thể giúp xua đuổi một số chủng vi khuẩn. Một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Quốc tế về Nấm dược liệu cho thấy, mộc nhĩ có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của Escherichia coli và Staphylococcus aureus, hai loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở người.
Cách tìm và sử dụng mộc nhĩ
TS Phùng Tuấn Giang cho biết, mộc nhĩ mọc khắp nơi và có thể tìm thấy trên gỗ ở nhiệt độ mát mẻ, thường vào khoảng đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu. Mặc dù đôi khi chúng bị nhầm lẫn với các loài khác nhưng hầu hết các loài mộc nhĩ trông giống nhau đều thực sự có thể ăn được.
Mộc nhĩ được sấy khô phổ biến hơn so với mộc nhĩ tươi, với loại mộc nhĩ này có thể ngâm trong nước trước khi sử dụng. Thực tế cho thấy, có nhiều cách nấu mộc nhĩ và nó có thể được sử dụng để tạo thêm kết cấu giòn cho bất kỳ món ăn nào như thêm vào các món xào với thịt, trộn vào súp, xào với rau hoặc thưởng thức như một phần của món salad ngon miệng.
Rủi ro và tác dụng phụ của mộc nhĩ
Đối với hầu hết mọi người, mộc nhĩ có thể là một sự bổ sung an toàn và lành mạnh cho chế độ ăn uống. Tuy nhiên, tiến sĩ Phùng Tuấn Giang cho biết điều quan trọng là phải thực hành an toàn thực phẩm phù hợp và làm sạch nấm thật kỹ trước khi sử dụng.
Ngoài ra, những người bị dị ứng không nên ăn mộc nhĩ để tránh các triệu chứng dị ứng thực phẩm như buồn nôn, ngứa, sưng phù và nổi mề đay. Đặc biệt, quá trình thu hái, sử dụng mộc nhĩ cần loại bỏ tạp chất, đặc biệt là những loại ký sinh trên nấm để tránh bị nhiễm vi sinh vật gây hại, hoặc vi khuẩn tấn công cơ thể.
Trong một số trường hợp, mộc nhĩ có thể hoạt động như chất chống đông máu và ngăn ngừa đông máu. Do đó, với những người có tiền sử bệnh hay đang dùng thuốc cần phải trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng để ngăn ngừa tương tác phụ xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ
Không nên ăn quá nhiều mộc nhĩ vì điều này có thể gây tắc nghẽn đường ruột, khiến dạ dày không thể tiêu hóa được
Không nên ngâm mộc nhĩ trong nước quá lâu vì điều này có thể dẫn đến ngộ độc
Không nấu mộc nhĩ với ốc bươu, củ cải trắng vì có thể dẫn đến đau bụng
Không được ăn mộc nhĩ tươi
Món ăn từ mộc nhĩ
Để phát huy công dụng của mộc nhĩ một cách tối đa nhất, bạn nên tham khảo một số cách chế biến các món ăn từ mộc nhĩ để làm tăng thêm khẩu vị, giúp bữa cơm gia đình vừa thơm ngon hấp dẫn, vừa bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Tai heo cuộn mộc nhĩ
Bước 1: Tai heo làm sạch, rửa với muối và giấm. Cắt phần lỗ tai, lọc mỏng chỗ mỡ thịt phần chân tai. Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân. Sả rửa sạch cắt khúc. Hành bóc vỏ.
Bước 2: Trải mộc nhĩ vào mặt trong của tai heo. Sau đó cuộn tai heo lại. Dùng dây lạt hoặc chỉ để cố định tai heo lại. Chú ý buộc thật chặt để phần mộc nhĩ sau khi luộc không bị rời ra.Cho tai cuộn mộc nhĩ vào nồi nước cùng 2 thìa giấm và một chút muối. Cho tai heo cuộn vào luộc sơ. Nước sôi thì vớt tai ra rửa sạch với nước.
Bước 3: Lấy một nồi nước khác. Cho sả, hành, hạt tiêu, 2 thìa giấm, rồi cho tai heo vào luộc cùng. Nước sôi thì để om 25-30 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Vớt tai heo cuộn mộc nhĩ ra để nguội. Bọc lại rồi để ngăn mát tủ lạnh 3 giờ đồng hồ là được. Khi ăn, đem tai heo cắt bỏ dây, thái miếng mỏng vừa phải ăn kèm với tương ớt hoặc muối chanh sẽ cực kì thơm ngon
Mộc nhĩ trộn chua ngọt
Bước 1: Mộc nhĩ ngâm trong nước lạnh, để qua đêm hoặc 8 tiếng cho nở, mềm. Sau khi ngâm nở, bạn vớt mộc nhĩ ra rồi rửa lại từng cánh một lần nữa cho sạch cát bẩn, để ráo.
Bước 2: Đun sôi nồi nước (đủ để ngập mặt mộc nhĩ sau khi thả vào), chờ nước sôi già thì trút mộc nhĩ vào luộc. Vì mộc nhĩ khá mau chín, lại đã được ngâm nở mềm rồi nên bạn chỉ cần luộc sôi chừng 2 – 3 phút (kể từ thời điểm nước sôi lại) là được. Vớt mộc nhĩ ra, nhúng qua bát nước mát cho nguội và giữ được độ giòn.
Bước 3: Chuẩn bị một bát con, thêm 2 muỗng canh xì dầu, 1 muỗng canh giấm, thêm chút dầu mè, 1 muỗng canh đường và một muỗng cà phê muối rồi trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất. Nếu thích khẩu vị mới lạ, bạn có thể cho thêm chút mù tạt vào bát trộn ở bước này. Lượng chua, cay, mặn, ngọt cũng được tùy chỉnh theo khẩu vị của bạn và gia đình, chỉ cần nếm thử sau khi đã hòa tan hỗn hợp, độ mặn đậm hơn một chút so với khẩu vị bình thường là được.
Bước 4: Khi đã ưng ý thì rưới hỗn hợp lên bát mộc nhĩ rồi trộn đều. Rắc rau mùi tươi thái nhỏ và ớt bột (lượng cay tùy ý) lên trên mặt, trộn đều trước khi ăn.
Salad mộc nhĩ
Bước 1: Luộc trong nước sôi trong 3-4 phút rồi vớt ra rửa dưới vòi nước lạnh để làm mát hoàn toàn rồi để ráo. Bước 2: Trong một bát lớn, trộn cùng tỏi, ớt, giấm, nước tương nhẹ, đường và dầu mè cho đến khi đường tan. Tiếp theo, thêm mộc nhĩ và trộn đều. Đậy nắp và để ướp trong tủ lạnh trong 30 phút. Trộn đều lại trước khi ăn, vì nước sốt có xu hướng lắng xuống đáy. Cho ra đĩa và trang trí với hành lá xắt nhỏ và / hoặc ngò.
Mộc nhĩ xào
Bước 1: Ngâm mộc nhĩ trong 15 phút trong nước nóng, rửa sạch, loại bỏ bước và chặt để cắn miếng cỡ.Đặt dầu vào chảo hoặc chảo rán, thêm tỏi, gừng và tương ớt hoặc ớt băm nhỏ và xào trong 1 phút hoặc cho đến khi gia vị thơm.
Bước 2: Thêm măng,mộc nhĩ, đậu phụ, Tamari , giấm đen Trung Quốc, đường, dầu mè và xào khoảng 2-3 phút. Bước 3: Thêm hành lá để trang trí và ăn nóng với cơm. Thưởng thức!
Giò thủ chay
Bước 1: Nấm mèo ngâm nước ấm sau đó bỏ gốc sau đó trụng nước sôi 2 phút rồi vớt ra để ráo. Tàu hủ ky ngâm nước sau đó cắt cọng rồi trụng nước sôi 2 phút rồi vớt ra để ráo. Nấm tuyết ngâm nước cho mềm. Mì căn luộc chín sau đó cắt cọng.
Bước 2: Cho chảo lên bếp cho vào chút dầu ăn sau đó cho cho tất cả các nguyên liệu trên vào xào. Nêm tiêu hạt và ½ muỗng cà phê hạt tiêu xay, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước tương, ½ muỗng cà phê ngũ vị hương vào chảo sau đó trộn đều.
Bước 3: Hòa 50ml nước với bột rau câu sau đó cho vào chảo đảo đều cho sôi sánh lại thì nhắc xuống. Cho vào hũ hay ly nhựa để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh
Mẹo sơ chế mộc nhĩ an toàn, tận dụng hết tác dụng của mộc nhĩ
Sử dụng tinh bột để loại bỏ các tạp chất trong mộc nhĩ: chúng ta có thể bỏ thêm 2 thìa tinh bột vào nước vừa đun sôi, khuấy đều, sau đó cho mộc nhĩ vào ngâm. Cách này sẽ giúp loại bỏ các tạp chất trong nấm một cách dễ dàng.
Ngâm mộc nhĩ vào nước nóng: ngâm mộc nhĩ trong nước nóng giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại trên bề mặt mộc nhĩ, đồng thời giúp mộc nhỉ nở to, mềm, dễ nấu hơn.