Những cách đơn giản bảo vệ phổi mùa lạnh
Cách phòng ngừa viêm phổi trong mùa lạnh Mẹo ăn uống để bảo vệ sức khỏe mùa lạnh 5 loại bệnh dễ bị lây nhiễm vào mùa lạnh |
Phổi có nhiệm vụ, chức năng gì đối với cơ thể?
Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn. |
Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Phổi có khoảng 300 triệu phế nang. Tại đây, oxy trong không khí được đưa vào máu. Cũng tại đây, carbonic và các khí khác từ máu được đưa ra phế nang, theo các đường dẫn khí lên mũi hoặc miệng để thở ra ngoài.
Nếu phổi bị tắc nghẽn hoặc hạn chế, lượng oxy nhận vào và lượng khí thải ra sẽ giảm đi, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ các cơ quan khác.
Phổi có chức năng chính là trao đổi khí giữa phổi và máu. Khí mao mạch phế nang và phổi cân bằng qua hàng rào máu - không khí mỏng. Màng mỏng này (dày khoảng 0,5 - 2 μm) được gấp lại thành khoảng 300 triệu phế nang, cung cấp một diện tích bề mặt cực lớn.
Một số chức năng chính của phổi là: Bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Đường hô hấp được lót bởi biểu mô hô hấp hoặc niêm mạc hô hấp, có các phần nhô ra giống như lông gọi là lông mao đập nhịp nhàng và mang chất nhầy. Sự thanh thải chất nhầy này là một hệ thống phòng thủ quan trọng chống lại nhiễm trùng qua không khí.
Duy trì cân bằng nội môi, giúp điều hòa huyết. Phổi lọc các cục máu nhỏ từ tĩnh mạch và ngăn chúng xâm nhập vào động mạch và gây đột quỵ. Ngoài ra, phổi cũng đóng một vai trò quan trọng trong lời nói bằng cách cung cấp không khí và luồng không khí để tạo ra âm thanh, và các giao tiếp song ngữ khác như thở dài và thở hổn hển.
Thời tiết lạnh sâu, hanh khô hoặc độ ẩm quá cao kèm theo chất lượng không khí liên tục ở ngưỡng báo động chính là những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe của lá phổi vào mùa đông. Trong đó, viêm phổi là một trong những tình trạng phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em.
Vì sao mùa đông dễ bị viêm phổi?
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi. |
Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp nghiêm trọng thường gặp do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Bệnh viêm phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi và xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất vào mùa đông xuân. Nguyên nhân là do vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của con người bị giảm sút, ô nhiễm không khí chính là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh, làm cho bệnh viêm phổi diễn biến phức tạp. Trong đó, virus cúm, vi khuẩn phế cầu là những tác nhân thường gặp nhất. Hiểu rõ điều này sẽ giúp chúng ta tìm ra mẹo kiểm soát bệnh viêm phổi mùa đông hiệu quả.
Thời tiết lạnh sâu, hanh khô hoặc độ ẩm quá cao kèm theo chất lượng không khí liên tục ở ngưỡng báo động chính là những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe của lá phổi vào mùa đông. Trong đó, viêm phổi là một trong những tình trạng phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em.
Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra ô nhiễm không khí cũng có những tác động tiêu cực đối với sức khỏe phổi. Nguồn ô nhiễm có thể bắt nguồn từ khí thải xe cộ, công trường xây dựng, nhà xưởng, khói thuốc,... Không khí ô nhiễm mang theo các hạt vật chất gồm bụi mịn và các hạt hóa học xâm nhập vào hệ hô hấp, gây kích ứng và viêm nhiễm. Đây chính là nguyên nhân khiến chức năng của phổi bị suy giảm nghiêm trọng.
Người bị viêm phổi thường xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như sốt cao, sổ mũi, nghẹt mũi, ho khan, ho có đờm,... Ở những đối tượng đặc biệt như trẻ sơ sinh hay người mắc bệnh lý nền hen, tiểu đường, các triệu chứng này có thể nặng nề hơn. Nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những đối tượng nào dễ bị viêm phổi vào mùa đông?
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm phổi khi trời lạnh |
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị viêm phổi trong mùa đông. Trong đó, trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi,… là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương với tỷ lệ mắc viêm phổi rất cao.
Trẻ em dưới 5 tuổi: Đây là đối tượng có hệ hô hấp và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên nguy cơ mắc bệnh luôn ở mức cao, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tháng tuổi. Thống kê cho thấy, trong số gần 800.000 trẻ trên thế giới tử vong do viêm phổi thì có đến 22% là trẻ từ 1 - 5 tuổi. Do đó, việc bảo vệ trẻ em bằng các mẹo kiểm soát bệnh viêm phổi mùa đông là rất cần thiết.
Người cao tuổi: Tuổi cao, hệ miễn dịch suy giảm cùng với bệnh lý nền như COPD, tim mạch, tiểu đường, hen suyễn,... chính là yếu tố thúc đẩy tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi vào mùa đông. Nếu không điều trị kịp thời, người cao tuổi bị viêm phổi mùa đông rất dễ gặp biến chứng nặng nề như suy hô hấp, thở máy, chạy ECMO, thậm chí tử vong.
Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ sẽ giảm đi đáng kể, do đó nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn người bình thường. Chính vì vậy, đây cũng thuộc nhóm đối tượng cần nắm được các mẹo kiểm soát bệnh viêm phổi mùa đông để chủ động bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ biến chứng viêm phổi.
Cách bảo vệ lá phổi khi thời tiết lạnh
Mặc dù là bệnh lý dễ mắc và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng chủ động bằng rất nhiều cách đơn giản. Dưới đây là những mẹo kiểm soát bệnh viêm phổi mùa đông hiệu quả:
Giữ ấm cơ thể, đường hô hấp
Mặc nhiều lớp quần áo sẽ giúp giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với không khí lạnh. |
Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực. Mặc nhiều lớp quần áo sẽ giúp giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với không khí lạnh. Ngoài ra, khăn quàng cổ và khẩu trang sẽ có vai trò như một rào cản ngăn không khí lạnh xâm nhập trực tiếp vào hệ hô hấp. Đeo khẩu trang giúp giữ ấm mũi, miệng, bảo vệ phổi khỏi không khí lạnh, các tác nhân ô nhiễm trong môi trường.
Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm
Bên cạnh giữ ấm, tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm cũng cần thiết bởi trong mùa lạnh, nồng độ bụi mịn trong không khí thường tăng cao. Tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm dễ gây tổn thương phổi, tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp và tim mạch.
Duy trì chất lượng không khí trong nhà bằng cách dùng máy lọc không khí. Việc này không chỉ giúp đảm bảo lưu thông khí thích hợp mà còn giúp loại bỏ các chất ô nhiễm như bụi, chất gây dị ứng, thậm chí là chất độc trong nhà. Đây đều là những tác nhân có thể gây kích ứng phổi. Nên vệ sinh thường xuyên máy lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, chất gây dị ứng.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp. |
Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp. Nên bổ sung rau củ quả giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi, mâm xôi và quả việt quất giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn và virus gây bệnh hô hấp. Bổ sung các thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi, quả óc chó, hạt chia. Hạn chế thức ăn, đồ uống lạnh bởi chúng kích ứng đường thở.
Uống nước đủ. Giữ đủ nước là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn bị COPD vì nó khiến bạn dễ dàng ho ra chất nhầy trong phổi và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh này.
Thực hiện các bài tập thở
Duy trì các bài tập thở hoặc yoga giúp tăng dung tích phổi. Khi thời tiết bên ngoài quá lạnh hay ô nhiễm, tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ hoặc chạy bộ trong nhà cũng có lợi. Người mắc bệnh phổi mạn tính nên cân nhắc chọn bài tập phù hợp thể lực, không gắng sức, tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Hít thở bằng cách chu môi nhẹ có thể làm chậm nhịp thở của bạn, điều này sẽ làm đường thở của bạn có thêm thời gian thư giãn để phổi hoạt động dễ dàng hơn. Bạn hãy thực hiện theo những bước sau: Hít vào từ từ bằng mũi. Chu nhẹ đôi môi như sắp thổi nến rồi thở ra thật chậm. Thời gian thở ra có thể gấp đôi thời gian hít vào. Lặp lại động tác này liên tục trong khoảng 3-5 phút.
Tránh xa khói thuốc lá và tiêm phòng
Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc, cố gắng cai thuốc sớm để bảo vệ phổi của chính mình và những người xung quanh.
Tiêm vaccine cúm hàng năm và vaccine phòng bệnh hô hấp như phế cầu là biện pháp nâng cao sức đề kháng, chủ động bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp.