Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện
Người bệnh được bảo hiểm y tế hoàn tiền nếu bệnh viện hết thuốc Gỡ “nút thắt” đối với kiểm soát thuốc đặc biệt Gỡ "nút thắt" đối với kiểm soát thuốc đặc biệt? |
Thông tư của Bộ Y tế có số 01/TT-BYT và có hiệu lực thi hành luôn từ hôm nay -1/1/2025, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT, trong đó có quy định một số bệnh không cần giấy chuyển tuyến.
Thông tư ban hành kèm danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được hưởng 100% mức hưởng theo quy định. Cụ thể, người bệnh được hưởng quyền lợi sau khi đã được một cơ sở y tế chẩn đoán xác định mắc bệnh thuộc danh mục 62 bệnh này. So với danh mục cũ, danh mục mới tăng 20 loại bệnh.
Người mắc các bệnh này khi được chẩn đoán ở cấp ban đầu có thể đến thẳng cơ sở chuyên sâu khám, chữa bệnh mà không cần giấy chuyển viện, vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT theo quy định.
Nếu tự đi khám tại cấp chuyên sâu và được chẩn đoán mắc các bệnh trên, quyền lợi BHYT cũng được áp dụng ngay từ lần khám đầu tiên. Tuy nhiên, BHYT không chi trả cho các quyền lợi nằm ngoài danh mục trong trường hợp bệnh nhân đăng ký khám thêm.
Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được BHYT thanh toán 100% khi khám chữa bệnh ở cơ sở y tế cấp chuyên sâu mà không cần giấy chuyển tuyến. |
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 100 căn bệnh hiếm (như bệnh máu khó đông, các bệnh rối loạn chuyển hoá...) và 6 triệu người đang mắc bệnh hiếm, trong đó có tới 58% bệnh hiếm xuất hiện ở trẻ em, 30% trẻ mắc bệnh hiếm tử vong trước 5 tuổi. Thực tế Quỹ bảo hiểm y tế hàng năm phải chi trả hàng tỷ đồng cho không ít trường hợp mắc bệnh hiếm.
Theo Bộ Y tế, việc miễn giấy chuyển tuyến sẽ giúp bệnh nhân được điều trị nhanh chóng, không phải trải qua quá trình chuyển tuyến rườm rà, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí điều trị.
Bởi theo quy định trước đó, nhiều bệnh nhân điều trị tại tuyến trên phải xin giấy chuyển tuyến hàng năm, vì cứ 31/12 hàng năm là hết hạn giấy chuyển tuyến được bảo hiểm y tế chi trả, người bệnh buộc phải làm thủ tục xin chuyển tuyến, rất vất vả và nhiều khi phải đi lại xa xôi...