“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo, các thức ăn đường phố như thịt nướng, xiên que... tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm do điều kiện bảo quản, chế biến, nguy cơ nhiễm vi sinh vật, hóa chất.
Bộ Y tế yêu cầu Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi 750 loại thuốc, biệt dược gốc được Bộ Y tế cấp phép lưu hành

Hàng nướng "xiên bẩn" sử dụng thịt ôi thiu, thực phẩm đông lạnh kém chất lượng

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ ngộ độc
Thịt xiên, viên xiên... được bày bán trên đường phố, không có phương tiện che chắn bụi bặm.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thức ăn đường phố và quà vặt thường được chế biến sẵn hoặc chế biến ngay tại chỗ, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian chờ đợi. Dễ dàng mua và ăn liền ngay trên đường hoặc mang đi mà không cần vào nhà hàng, quán ăn. Phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên, công nhân…Giá rẻ hơn so với các món ăn tại nhà hàng hoặc quán ăn cố định.

Các món ăn đường phố và quà vặt rất đa dạng: xiên nướng, bánh tráng trộn, bắp xào, trà sữa, chè, cá viên chiên, phá lấu… Đáp ứng được nhiều khẩu vị khác nhau từ mặn, ngọt đến cay, chua. Các quán hàng bán xiên nướng (thịt, cá, hải sản, rau củ xiên que) bên cạnh tính tiện dụng, thực phẩm đường phố cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là các hàng quán không đảm bảo quy chuẩn vệ sinh như hàng nướng "xiên bẩn".

Đây là món ăn đường phố quen thuộc và hấp dẫn với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những quán ăn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, thì tình trạng bán hàng nướng "xiên bẩn", kém vệ sinh, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc đang diễn ra phổ biến tại nhiều khu vực, từ vỉa hè đến các cổng trường học, chợ đêm…

Hàng nướng "xiên bẩn" tồn tại phổ biến tại các khu vực đông người như vỉa hè cổng trường, chợ cóc, lề đường… tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn và tích tụ độc tố lâu dài cho người tiêu dùng.

Theo Cục An toàn thực phẩm, hàng nướng "xiên bẩn" thường có những đặc điểm như: Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thịt ôi thiu, hỏng hoặc thực phẩm đông lạnh kém chất lượng; Tẩm ướp phụ gia, phẩm màu, gia vị rẻ tiền để che mùi ôi thiu hoặc tăng độ đậm đà nhân tạo. Dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, tạo ra các chất gây hại cho sức khỏe; Chế biến và bán ở nơi bụi bẩn, không che chắn, gần mặt đường, thiếu vệ sinh; Dụng cụ nướng (vỉ nướng, que xiên, khay đựng…) không được vệ sinh sạch sẽ, dễ nhiễm khuẩn.

Nướng tại những nơi bụi bặm, sát mặt đường, không che chắn, dẫn đến thực phẩm bị nhiễm bụi bẩn và vi khuẩn từ không khí; Người bán không đảm bảo quy chuẩn vệ sinh cá nhân như không đeo găng tay, khẩu trang khi chế biến. Việc tiêu thụ thực phẩm kém vệ sinh, đặc biệt là nướng "xiên bẩn" có thể gây ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe như Ngộ độc thực phẩm gây đau bụng, tiêu chảy, nôn ói cấp tính.

Nhiễm khuẩn đường ruột: từ các vi khuẩn như E.coli, Salmonella, tụ cầu khuẩn… dẫn đến rối loạn tiêu hóa kéo dài. Tích tụ độc tố lâu dài: dầu chiên đi chiên lại nhiều lần dễ tạo ra các chất gây ung thư. Nhiễm ký sinh trùng nếu thịt không được nướng chín kỹ hoặc nguyên liệu từ động vật nhiễm bệnh.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ ngộ độc
Cảnh báo nguy cơ khi ăn thức ăn đường phố không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố ngày càng phổ biến với các hình thức đa dạng, đặc biệt tại các thành phố lớn trong đó có thành phố Hà Nội nơi tập trung nhiều loại hình dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, các món ăn rất đa dạng như: thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh… thu hút đông đảo người dân và du khách.

Các quán hàng này bên cạnh tính tiện dụng, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm do điều kiện bảo quản, chế biến chưa đảm bảo, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, cũng như nguy cơ nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại. Để tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 532/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế thành phố Hà Nội tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.

Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế Hà Nội chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát, triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm tại, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, dầu mỡ chiên rán thực phẩm, đặc biệt đối với các mặt hàng thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh… tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, thức ăn xung quanh trường học.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm cho chủ cơ sở, người kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Bên cạnh đó, tuyên truyền cho người tiêu dùng đặc biệt là học sinh tiểu học, trung học cơ sở lựa chọn quán ăn sạch sẽ: ưu tiên những nơi có khu vực nướng sạch, nhân viên dùng bao tay, tránh các hàng quán có xiên nướng màu sắc bất thường, mùi hôi, hoặc dầu chiên đen sậm, nhiều cặn, hạn chế ăn tại các khu vực bụi bặm, nơi có nhiều xe cộ, khói bụi, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 271/ATTP-NĐTT ngày 18/2/2025 của Cục An toàn thực phẩm về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn năm 2025.

Theo quy định về mức phạt vi phạm trong kinh doanh thức ăn đường phố và dịch vụ ăn uống vi phạm an toàn thực phẩm tại Việt Nam được nêu trong Nghị định số 115/2018/NĐ-CP (ban hành ngày 4/9/2018) và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;

b) Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;

c) Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;

d) Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn;

c) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

d) Cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng; không được che kín;

đ) Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;

e) Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi :

a) Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;

b) Chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;

d) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, khoản 5 Điều này.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Ngoài ra có thêm hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 nêu trên.

Sởi có thể trải qua giai đoạn ủ bệnh mà không xuất hiện triệu chứng Sởi có thể trải qua giai đoạn ủ bệnh mà không xuất hiện triệu chứng
Nguy kịch sau khi tin lời thầy lang chữa bệnh bằng Nguy kịch sau khi tin lời thầy lang chữa bệnh bằng "nước kiềm"
Loét toàn thân do đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa Loét toàn thân do đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa
Nhịn ăn gián đoạn có thực sự tốt cho sức khoẻ? Nhịn ăn gián đoạn có thực sự tốt cho sức khoẻ?
74 trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh viêm não mô cầu ở Thái Bình 74 trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh viêm não mô cầu ở Thái Bình
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Theo dự báo, từ ngày 1/4, cường độ không khí lạnh suy yếu dần, khoảng ngày 5/4, bộ phận không khí lạnh tăng cường trở lại miền Bắc.
Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Bất ngờ, người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ

Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Gastroenterology năm 2019, khoảng 50-70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ là người béo phì, trong khi số còn lại là người gầy.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động