Sởi có thể trải qua giai đoạn ủ bệnh mà không xuất hiện triệu chứng

Sau khi nhiễm virus sởi, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 14 ngày, trong giai đoạn này, cơ thể chưa có triệu chứng rõ ràng nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm.
Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi Nguyên nhân khiến dịch sởi lan rộng Bé gái 4 tuổi ở Hà Nội tử vong sau 1 ngày nhập viện do sởi

Sởi là căn bệnh dễ nguy hiểm, dễ lây lan

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Nhiều người lầm tưởng rằng sởi chỉ gây các triệu chứng nhẹ như phát ban hay sốt, nhưng thực tế, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Sởi có thể trải qua giai đoạn ủ bệnh mà không xuất hiện triệu chứng
Tiêm vắc xin phòng sởi ngay từ đầu là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh.

Sởi không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính mà còn có thể dẫn đến viêm nhiễm thần kinh, rối loạn cơ, ảnh hưởng đến hệ vận động và nhiều cơ quan trong cơ thể. Một số tổn thương có thể kéo dài vĩnh viễn, chẳng hạn như viêm não, viêm màng não hay thậm chí mù lòa. Đặc biệt, sởi còn có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng, được gọi là "xóa trí nhớ miễn dịch", khiến cơ thể mất đi trung bình 40 loại kháng thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước khi vắc xin sởi được triển khai rộng rãi vào năm 1980, căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của gần 2,6 triệu người mỗi năm. Riêng năm 2012, thế giới ghi nhận 122.000 ca tử vong do sởi, tương đương 330 ca mỗi ngày, tức khoảng 14 ca tử vong mỗi giờ. Tại Việt Nam, năm 2014, có hơn 35.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 6.000 ca xác định mắc bệnh và 147 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sởi. Bệnh thường tự khỏi theo thời gian, kết hợp với việc sử dụng thuốc hỗ trợ, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tiêm vắc xin phòng sởi ngay từ đầu là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh.

Sởi có tốc độ lây lan nhanh từ người sang người qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn chứa virus có thể phát tán vào không khí và tồn tại từ 1 đến 2 giờ. Người khỏe mạnh có thể nhiễm virus khi hít phải các hạt virus trong không khí, chạm tay vào bề mặt nhiễm bệnh rồi đưa lên mũi, miệng hoặc dụi mắt. Đặc biệt, khoảng 90% những người chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc xin đều có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người mang virus.

Sởi có thể trải qua giai đoạn ủ bệnh mà không xuất hiện triệu chứng
Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác.

Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.

Thời gian ủ bệnh không có triệu chứng

Sau khi nhiễm virus sởi, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 ngày đến 2 tuần, trong giai đoạn này, cơ thể chưa xuất hiện triệu chứng rõ ràng nhưng vẫn có thể lây bệnh ngay trước khi phát ban xuất hiện.

Giai đoạn khởi phát: Trẻ thường sốt cao trên 39°C. Khi cơn sốt thuyên giảm, các triệu chứng phát ban đặc trưng sẽ xuất hiện.

Diễn tiến phát ban: Ban sởi xuất hiện theo trình tự đặc trưng, bắt đầu từ vùng sau tai (gáy), lan dần ra mặt, xuống ngực, bụng và cuối cùng là toàn thân. Ban dạng sẩn (gồ lên bề mặt da), sau khi bay sẽ để lại vệt thâm trên da gọi là “vằn da hổ”.

Các triệu chứng đi kèm: Trẻ mắc sởi thường bị đỏ mắt, chảy nước mũi, ho, và có thể bị tiêu chảy.

Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh sởi không đặc hiệu, thường bắt đầu với sốt từ trung bình đến cao, kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng. Các triệu chứng này kéo dài khoảng 2-4 ngày trước khi phát ban xuất hiện.

Biến chứng của sởi: thường gặp nhất là viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, mờ giác mạc, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng…

Sởi có tốc độ lây lan nhanh qua đường hô hấp và hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh.

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi
Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác
Cao Bằng: Bé 2 tuổi tử vong nghi do mắc sởi Cao Bằng: Bé 2 tuổi tử vong nghi do mắc sởi
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người viêm gan B nên kiêng gì?

Người viêm gan B nên kiêng gì?

Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị viêm gan B.. Một số thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn thương tế bào gan.
Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh là sự kết hợp giữa trà xanh và chanh mang đến nhiều lợi ích vượt trội như tăng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tật.
Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Không chỉ thực phẩm, đồ uống cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ xương. Dưới đây là 5 lựa chọn mùa hè vừa giải khát, vừa tốt cho xương.
Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Vi khuẩn viêm não mô cầu có thể gây tử vong trong 48 giờ. Trẻ em và người có bệnh nền là nhóm nguy cơ cao, đặc biệt trong mùa nắng nóng.
Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Không chỉ góp mặt trong ẩm thực, lá nho còn được giới chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là “siêu thực phẩm” nhờ giàu vitamin, chất xơ và đặc tính chống viêm tự nhiên.
Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Nghiên cứu cho thấy, làm việc quá 52 giờ/tuần có thể gây thay đổi cấu trúc não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần
Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Uống cà phê mỗi sáng là thói quen phổ biến nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần thêm một nguyên liệu này bạn sẽ “nâng cấp” tách cà phê của mình.
TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM ghi nhận sự gia tăng trở lại số ca mắc Covid-19 trong vài tuần qua. Ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Sau ca phẫu thuật khẩn cấp vì đa chấn thương nội tạng do tai nạn giao thông, bé trai 4 tuổi ở Nam Định đã được xuất viện.
Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Nhiều loại đồ uống phổ biến hiện nay đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, góp phần làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, suy gan, thậm chí dẫn đến xơ gan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động