Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực
Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025 Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn |
Ngày 14/4, Bộ Y tế thông tin Việt Nam hiện nằm trong số 21 quốc gia đã thành công trong việc xóa sổ bệnh mắt hột. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đánh giá cao vai trò đầu mối chuyên môn của Bệnh viện Mắt Trung ương trong quá trình triển khai chương trình kiểm soát và thanh toán căn bệnh này.
![]() |
TS Angela Pratt trao quyết định của WHO công nhận Việt Nam thanh toán bệnh mắt hột. |
Tiến sĩ Angela Pratt – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nhấn mạnh rằng bệnh mắt hột là căn bệnh gắn liền với đói nghèo, chủ yếu ảnh hưởng đến các cộng đồng vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh cơ bản. Việt Nam đã cho thấy khả năng tiếp cận hiệu quả đến những nhóm dân cư khó tiếp cận nhất, đầu tư đúng đắn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, và hướng đến một tương lai không còn bóng dáng của bệnh mắt hột.
Bệnh mắt hột là một dạng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Căn bệnh này thường xuất hiện ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém, dễ dàng lây lan và có thể bùng phát thành dịch, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực và thậm chí dẫn đến mù lòa. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
PGS.TS Phạm Ngọc Đông – Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, vào năm 1917, khi Nhà thương chữa mắt dốc Hàng Gà được thành lập, bệnh mắt hột từng là một vấn đề y tế nghiêm trọng tại Việt Nam. Khi đó, hơn 90% dân số mắc bệnh, trong đó có đến 15% bị lông quặm và khoảng 2% người dân khu vực nông thôn đối mặt với nguy cơ mù lòa.
Theo ông, nguyên nhân chính dẫn đến sự lây lan rộng rãi của bệnh là do điều kiện vệ sinh môi trường kém, không gian sống chật hẹp, thiếu nước sạch và hệ thống vệ sinh chưa đảm bảo. Đây là những yếu tố thuận lợi khiến bệnh dễ phát sinh, lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng.
![]() |
Bác sĩ thăm khám mắt cho người bệnh. Ảnh minh họa |
Cách đây khoảng 70 năm, bệnh mắt hột dân gian thường gọi là “mắt toét” từng là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam, với hơn 90% dân số mắc phải. Trong số đó, khoảng 15% người bệnh bị lông quặm do mắt hột, và ước tính 2% dân số vùng nông thôn có nguy cơ bị mù lòa. Căn bệnh không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho người mắc mà còn làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.
Nhiều thập kỷ sau, phong trào phòng chống bệnh mắt hột đã lan rộng ra khắp cả nước. Viện Mắt hột – Bệnh viện Mắt Trung ương, với vai trò là hạt nhân của ngành Mắt, không chỉ triển khai các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong phòng chống bệnh mắt hột mà còn tích cực xây dựng và đào tạo mạng lưới cán bộ nhãn khoa tại các địa phương.
Bệnh viện còn thành lập các đoàn xe lưu động để khám mắt và mổ quặm cho cộng đồng, đồng thời phát động các phong trào tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn dân về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và phòng chống bệnh mắt hột cùng những biến chứng nguy hiểm liên quan.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định, việc thanh toán bệnh mắt hột là một thành tựu quan trọng, song không đồng nghĩa với việc có thể chủ quan. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục duy trì công tác giám sát, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng bệnh, đồng thời đảm bảo nguồn lực tài chính, trong đó có việc chi trả cho phẫu thuật điều trị lông quặm thông qua bảo hiểm y tế.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn

Những mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn

Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi

Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?
