Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam
Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng |
Chị H.T.X. (46 tuổi) nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào tháng 3 với chẩn đoán suy tim phân suất tống máu giảm nặng (EF chỉ còn 19%) do bệnh cơ tim giãn, kèm theo các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu não cũ và tắc động mạch dưới đòn phải.
Bệnh nhân ở giai đoạn cuối của suy tim và đã được điều trị bằng các thuốc tiên tiến trong nhiều năm nhưng tình trạng sức khỏe không cải thiện, xuất hiện các cơn khó thở cấp và tràn dịch màng phổi.
Chị X đã được các bác sĩ trong nước và quốc tế hội chẩn, quyết định cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD - Left Ventricular Assist Device) thế hệ thứ 3. Đây là thế hệ mới nhất, giúp thay thế chức năng thất trái của tim.
Thiết bị LVAD hoạt động như một chiếc bơm cơ học, giúp bơm máu từ tim đến động mạch chủ. Với cấu tạo và cơ chế hoạt động đặc biệt, thiết bị này tối ưu hóa dòng máu bơm ra và đồng thời giảm thiểu các nguy cơ huyết khối, tan máu. Tim nhân tạo được kết nối với pin bên ngoài cơ thể để cung cấp năng lượng.
Theo các chuyên gia, tim nhân tạo này đã được chứng minh giúp kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể cho bệnh nhân suy tim giai đoạn muộn.
![]() |
Các bác sĩ, chuyên gia ghép tim nhân tạo cho bệnh nhân. Ảnh BVCC |
Ca phẫu thuật được thực hiện bởi các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, dưới sự hướng dẫn của GS Jan D. Schmitto – Chủ tịch Hội Tuần hoàn Cơ học Châu Âu và là chuyên gia hàng đầu thế giới. Ông cũng là người đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật cấy ghép LVAD - HeartMate3 điều trị suy tim giai đoạn cuối vào năm 2014, và sau 11 năm, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
Ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ và sau 2 tuần cấy ghép, chị X. đã có thể đi lại và sinh hoạt cá nhân một cách hoàn toàn ổn định.
Theo TS Đặng Việt Đức, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thiết bị hỗ trợ thất trái thế hệ thứ 3 (LVAD - HeartMate3) hiện là một trong những kỹ thuật tiên tiến và cao nhất trong lĩnh vực tim mạch, đặc biệt trong điều trị bệnh nhân suy tim nặng.
Với khả năng hỗ trợ và thay thế chức năng bơm máu của tâm thất trái, thiết bị này giúp cải thiện lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân duy trì cuộc sống bình thường.
Suy tim là giai đoạn cuối của các bệnh lý tim mạch, với tỷ lệ tử vong cao nhất, thậm chí còn cao hơn cả bệnh ung thư và đột quỵ. Khoảng 50% bệnh nhân suy tim không sống quá 5 năm sau khi được chẩn đoán. Đặc biệt, với bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, tỷ lệ này còn cao hơn, với tiên lượng sống trung bình chỉ khoảng 6-12 tháng và tỷ lệ tử vong trên 75% sau một năm.
![]() |
Ghép thành công thiết bị mới làm việc thay trái tim bị hỏng cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC |
Trước đây, thiết bị hỗ trợ thất trái chủ yếu được sử dụng như một phương pháp điều trị bắc cầu, giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân suy tim trong khi chờ đợi cơ hội ghép tim thích hợp. Tuy nhiên, thiết bị LVAD - HeartMate3, lần đầu tiên được cấy ghép thành công tại Bệnh viện 108, có những tính năng vượt trội. Các nghiên cứu đa trung tâm trên toàn cầu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm sau khi ghép đạt tới 76%.
"Đây là thiết bị hỗ trợ thất trái duy nhất trên thế giới hiện nay được các hiệp hội tim mạch công nhận như một giải pháp điều trị thay thế lâu dài khi chưa có tim ghép", TS Đức cho biết. Trên thế giới, đã có hàng chục nghìn ca cấy ghép thành công tim nhân tạo bán phần nói chung và thiết bị HeartMate 3 nói riêng. Nhiều bệnh nhân đã sống được đến 15 năm, và hiện nay, LVAD có thể trở thành biện pháp điều trị đích cho những bệnh nhân suy tim.
"Thành công này mở ra cơ hội cho hàng nghìn người bệnh suy tim giai đoạn cuối, bởi họ vốn chỉ có cách chờ ghép tim mới có thể sống trong khi nguồn tạng hiến vẫn vô cùng ít ỏi so với số người chờ ghép", TS Đức chia sẻ thêm.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ghép tim nhân tạo. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam được phép thực hiện thường quy kỹ thuật đặt thiết bị hỗ trợ thất trái theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng. Bệnh viện đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng để chi trả cho những bệnh nhân đầu tiên thực hiện cấy ghép tim nhân tạo bán phần.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây
