Viêm thanh quản nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Viêm thanh quản là bệnh lý không quá xa lạ với mọi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả biết nên kiêng ăn gì để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây bệnh hay không? Nữ sinh mất thị lực vì tự chữa đau mắt tại nhà Virus Nipah bùng phát ở Ấn Độ, Việt Nam tăng cường giám sát người từ vùng dịch

Viêm thanh quản xảy ra do nhiều nguyên nhân như viêm dây thanh âm do kích ứng, nhiễm trùng, nói quá to hoặc quá nhiều...

Viêm thanh quản nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Bệnh viêm thanh quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như các cơn ho dai dẳng, tình trạng khô, ngứa, đau rát cổ họng, khàn tiếng, khó nuốt, mất tiếng tạm thời… Để giảm kích thích và tổn thương vùng cổ họng, người bệnh cần ưu tiên các loại thực phẩm mềm, giàu dinh dưỡng, đặc biệt cần cung cấp đủ nước cho cơ thể để luôn giữ ẩm cho vùng họng thanh quản.

Viêm thanh quản có thể diễn biến kéo dài cả tháng gọi là viêm thanh quản mạn tính. Để điều trị dứt điểm người bệnh cần hạn chế nói, hát, diễn thuyết có thể sử dụng kháng sinh uống hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với thở khí dung. Nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị dứt điểm thì rất có thể bệnh sẽ biến chứng gây viêm thanh quản mãn tính, hạt dây thanh, viêm phổi cấp,...

Viêm thanh quản nên ăn gì?

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là điều quan trọng nhất mà người bị viêm thanh quản cần làm để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bác sĩ Hằng khuyên người bệnh nên uống 8 cốc nước (tương đương khoảng 2 lít nước) mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần. Nếu trong điều kiện thời tiết nóng bức, đổ mồ hôi nhiều, người bệnh sẽ cần uống thêm để bù lại lượng nước thất thoát.

Sinh tố

Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống nước ép trái cây, rau củ hoặc nước dùng để làm giảm tình trạng khô, đau rát họng thanh quản.

Sinh tố ngoài tác dụng mang đến cảm giác ngon miệng, mát lạnh còn có thể làm dịu cổ họng. Dâu tây, xoài, bơ, táo, ổi… đều chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tổng thể.

Ăn những thức ăn mềm

Việc ăn uống của người bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi các món ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, dễ nhai. Các món cháo, súp, đặc biệt là súp gà với rau củ cắt nhỏ vừa giúp giảm đau vùng cổ họng, vừa cung cấp protein dồi dào cho người bệnh.

Viêm thanh quản nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Súp gà loãng mềm giúp giảm đau cổ họng, người bệnh dễ nhai, nuốt hơn. Thành phần của súp gà gồm nước dùng, rau, trứng, thịt gà xé nhỏ, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như protein giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Trứng mềm, dễ nuốt và chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, calo, giúp tăng sức đề kháng để chống lại triệu chứng viêm thanh quản. Trứng có thể làm nhiều món như chiên, luộc, kho hoặc xào. Nên ưu tiên cách chế biến ít dầu mỡ.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa (loại ít béo) rất tốt cho người bệnh viêm thanh quản vì chúng bổ sung protein, vitamin D và canxi dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt, người bệnh được khuyên dùng sữa chua vì thực phẩm này không chỉ dễ ăn mà còn chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng tốt trong hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày lên vùng họng thanh quản.

Trái cây và rau xanh

Các loại trái cây và rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn, khoai tây, cà rốt, đu đủ, dâu tây, chuối… cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Lưu ý là khi chế biến các loại rau củ nên cắt nhỏ và nấu chín để dễ nhai và dễ tiêu hóa, đồng thời hạn chế cho quá nhiều gia vị để tránh gây kích thích đến vùng cổ họng.

Mật ong

Mật ong là một trong những thực phẩm được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập người bệnh viêm thanh quản nên ăn gì. Không chỉ đơn thuần là một nguyên liệu trong nấu nướng, mật ong còn được biết đến như một vị thuốc tự nhiên với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm ho hiệu quả.

Người bệnh có thể uống mật ong nguyên chất, thêm mật ong vào các món ăn hoặc pha mật ong với nước ấm, nước chanh hoặc cam để uống hàng ngày.

Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Sử dụng gừng thường xuyên có thể giúp làm dịu cơn đau họng và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, loại gia vị này còn có tác dụng tăng cường miễn dịch và sức đề kháng.

Người bệnh có thể sử dụng gừng theo nhiều cách khác nhau. Đơn giản nhất là lấy gừng tươi gọt vỏ, giã nát, cho vào nước sôi để uống mỗi sáng, hoặc pha trà gừng mật ong, vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe.

Viêm thanh quản nên hạn chế ăn gì?

Không ăn các món có vị chua, cay

Những bệnh nhân bị viêm thanh quản nên tránh ăn những thực phẩm có vị chua, cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, chanh, mù tạt,... Bởi đây là nhóm những thực phẩm khiến lượng nhiệt trong cơ thể tăng lên, gây nóng rát cho cổ họng.

Thực tế là các loại thực phẩm hay thức ăn cay như ớt, mù tạt, tiêu,... gây hại cho người đang bị bệnh viêm thanh quản

Hạn chế các món chiên xào

Thường thì các món ăn chiên, xào là những món ăn khoái khẩu của nhiều người, Những thức ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ phải kể đến: hamburger, xúc xích, pizza, gà rán, khoai tây chiên,... Không chỉ nhiều dầu mỡ, những món ăn này còn chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản có hại cho sức khỏe, gây khó chịu cho cổ họng, khiến bệnh kéo dài và khó điều trị.

Tránh xa đồ uống có cồn

Nếu muốn điều trị dứt điểm và nhanh chóng viêm thanh quản thì người bệnh nên tránh xa những chất có cồn và các chất kích thích như bia rượu, café,… Bởi lẽ các loại đồ uống trên có thể khiến bệnh nhân bị mất nước làm cho cổ họng thấy đau rát và mẩn đỏ.

Hạn chế đồ ăn đóng hộp

Theo các bác sĩ chuyên khoa các thực phẩm đóng hộp như: thịt bò, thịt trâu, thịt dê,... nên hạn chế trong các món ăn dành cho người bị viêm thanh quản. Thường xuyên sử dụng các loại thịt này trong bữa ăn hàng ngày sẽ khiến cho triệu chứng của thanh phế quản trở nên trầm trọng hơn. Trong mỗi bữa ăn bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm khác nhau từ các loại cá giàu chất dinh dưỡng như: cá hồi, cá thu, cá mòi,…

Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng chống bệnh Whitmore Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng chống bệnh Whitmore
Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe
Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ
Mạnh Quỳnh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn là “kẻ thù” vô hình đe dọa sức khỏe của bạn và gia đình. Bạn đã biết gì về nó chưa? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Chanh dây từ lâu đã được biết đến như một loại trái cây giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dùng chanh sai cách có thể gây các tác dụng xấu đối với cơ thể.
15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

Nước ép rau củ bên cạnh là loại thức uống ngon miệng còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe.
Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Suy thận hầu hết sẽ làm tổn thương các Nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không điều trị hoặc điều trị thất bại sẽ gây mất chức năng thận.
Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Hiện nay, tại TP.HCM, các cơ sở cung cấp dịch vụ “chân mày phong thủy” đang ngày càng gia tăng. Nhiều cơ sở thu hút khách hàng bằng những lời quảng cáo hấp dẫn như "thay tướng đổi vận" hay "cải thiện vận may, tài lộc" cùng các hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau đó là những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và tài chính.
Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Dầu ăn là nguyên liệu nấu ăn không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sử dụng dầu ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe?
Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã chất vấn đại diện Bộ Y tế về vấn đề liên quan tới việc cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết Bộ đang đang xây dựng sổ tay cẩm nang hướng dẫn để các địa phương đủ năng lực thực hiện.
Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Nếu bạn bị khó ngủ triền miên, hãy áp dụng thử công thức "10-3-2-1-0" để cải thiện tình trạng này, cho giấc ngủ ngon hơn.
Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Trong phiên họp chiều 11-11 trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc làm sao giữ chân nhân viên y tế tại các cơ sở công lập, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thông tin về chế độ, chính sách nhân viên y tế tại các cơ sở công lập.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động