Virus Nipah bùng phát ở Ấn Độ, Việt Nam tăng cường giám sát người từ vùng dịch

Tuần qua, đợt bùng phát virus Nipah tại bang Kerala, miền nam Ấn Độ khiến 6 người nhiễm bệnh, trong đó hai ca không qua khỏi.
Số ca Covid-19 tại Hà Nội bất ngờ tăng, nhiều bệnh nhân phải thở oxy Tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng tại các địa phương Hà Nội ghi nhận 59 ổ sốt xuất huyết trong một tuần
Virus Nipah bùng phát ở Ấn Độ, Việt Nam tăng cường giám sát người từ vùng dịch
Virus Nipah (NiV) là một loại virus lây truyền từ động vật sang người; thực phẩm bị ô nhiễm hoặc lây truyền trực tiếp giữa người với người

Nipah là loại virus lây truyền từ động vật như dơi, lợn sang người hoặc từ người bị nhiễm bệnh sang người khác.

Triệu chứng xảy ra trong khoảng 4 đến 14 ngày kể từ khi cơ thể nhiễm virus, phổ biến nhất là sốt, sau đó là nhức đầu, ho, đau họng, khó thở và nôn. Nhiễm virus Nipah có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng bao gồm mất phương hướng, buồn ngủ, co giật hoặc viêm não. Người bệnh bị sưng não có thể hôn mê trong khoảng 24 tiếng đến 48 tiếng.

Bệnh lây từ người với người qua tiếp xúc gần với trường hợp bị nhiễm Nipah hoặc chất dịch cơ thể, bao gồm các giọt nước mũi hoặc đường hô hấp, nước tiểu hoặc máu.

Gần đây, bang Kerala ở miền Nam Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp khẩn cấp để chống lại bệnh hô hấp truyền nhiễm do virus Nipah. Đây là đợt bùng phát virus Nipah thứ tư ở bang Kerala kể từ năm 2018.

Tuần qua, đợt bùng phát virus Nipah này khiến 6 người nhiễm bệnh, trong đó hai ca tử vong, một trường hợp thở máy là bé trai 9 tuổi. Hơn 700 người bao gồm cả nhân viên y tế đã được xét nghiệm. Chính quyền địa phương đóng cửa một số trường học, văn phòng và mạng lưới giao thông công cộng... nhằm ngăn chặn sự lây truyền của virus này.

Đợt bùng phát gần đây nhất xảy ra vào năm 2021. Mặc dù những đợt bùng phát như vậy thường ảnh hưởng đến một khu vực địa lý tương đối nhỏ nhưng virus Nipah dễ gây tử vong, và một số nhà khoa học lo ngại mức độ phổ biến của virus này trong cộng đồng tăng lên có thể khiến chúng ngày càng dễ biến đổi và lây lan.

Một đợt bùng phát virus ở Malaysia vào năm 1998 và 1999 bắt đầu từ lợn bị nhiễm bệnh, khiến 265 người mắc bệnh và 108 trường hợp tử vong.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do NiV là 40-75%. Tuy nhiên, đợt bùng phát ở Kozhikode năm 2018, tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90%. Người từng nhiễm bệnh và hồi phục phải chịu những tổn thương lâu dài về sức khỏe.

Virus Nipah bùng phát ở Ấn Độ, Việt Nam tăng cường giám sát người từ vùng dịch
Nhân viên y tế Ấn Độ chôn thi thể một người nhiễm virus Nipah ở bang Kerala. (Ảnh: AP)

Bệnh chưa ghi nhận tại Việt Nam. Hiện, bệnh do virus Nipah gây ra chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu.

TP HCM tăng giám sát các trường hợp đi về từ vùng dịch, trong bối cảnh bang Kerala, miền nam Ấn Độ ghi nhận hai ca tử vong một tuần do virus Nipah.

Ngày 28/9, đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP HCM, cho biết duy trì giám sát 24/24 người nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng hải TP HCM) để phát hiện sớm các trường hợp sốt hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, từ đó có phương án xử trí kịp thời.

Trong đó, ngành y tế tăng cường giám sát người nhập cảnh từ các vùng đang bùng phát dịch. Đây là động thái thường xuyên của ngành y tế TP HCM mỗi khi các nước thường xuyên giao thương với Việt Nam xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm.

CDC TP HCM lưu ý người đi về từ vùng dịch, nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như sốt, nhức đầu từ 3-14 ngày cùng với các dấu hiệu hô hấp (ho, đau họng và khó thở) cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa lây truyền virus Nipah bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Tránh tiếp xúc với dơi hoặc lợn bị bệnh, tránh những nơi dơi thường trú ngụ. Không ăn hoặc uống các sản phẩm có thể bị ô nhiễm bởi dơi, chẳng hạn nhựa cây chà là sống, trái cây sống hoặc tìm thấy trên mặt đất. Tránh tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của bất kỳ người nào được biết là bị nhiễm Nipah.

Hiện Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội chưa có giám sát tương tự với người nhập cảnh.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống COVID-19, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống COVID-19, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng
Tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng tại các địa phương Tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng tại các địa phương
Hà Nội ghi nhận 59 ổ sốt xuất huyết trong một tuần Hà Nội ghi nhận 59 ổ sốt xuất huyết trong một tuần
Việt Lâm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe

Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe

Kỳ nghỉ dài là cơ hội để chúng ta có những chuyến du lịch xa để nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, những khó chịu từ đau vùng cổ gáy và thắt lưng khi di chuyển bằng phương tiện giao thông sẽ ảnh hưởng đến niềm vui của kỳ nghỉ. Vậy khắc phục thế nào?
5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến khích bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn muốn ăn rau để giảm cân, “đốt” mỡ bụng thì có thể tham khảo các loại dưới đây.
Ăn cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Ăn cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Cam là loại quả được sử dụng nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng của trái cam.
Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Các nhà khoa học cho biết một dạng đậu mùa khỉ mới được phát hiện tại một thị trấn khai thác mỏ ở Congo có thể dễ dàng lây lan hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Vừa qua, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi tới lãnh đạo Sở Y tế các địa phương thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết.
Cần tây giúp giảm cân, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch

Cần tây giúp giảm cân, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch

Cần tây là một loại rau phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và được sử dụng nhiều để chế biến các món ăn khác nhau. Ngoài ra, Cần tây còn có tác dụng như giảm cân, hỗ trợ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, lợi tiểu, giảm mỡ máu.
Sở Y tế TPHCM thông tin về kết quả vụ 15 học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn

Sở Y tế TPHCM thông tin về kết quả vụ 15 học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn

Mới đây, Sở Y tế TPHCM công bố kết quả ban đầu về vụ việc 15 học sinh, tại 04 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn phải độc tố vi khuẩn có trong thức ăn.
Cảnh báo về những quảng cáo trên facebook khiến người dân “tiền mất, tật mang”

Cảnh báo về những quảng cáo trên facebook khiến người dân “tiền mất, tật mang”

Mới đây, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra cảnh báo về những “chiêu trò” của một số cơ sở làm đẹp thực hiện quảng cáo sai lệch với thực tế trên Facebook khiến cho người dân “tiền mất, tật mang”.
Bí đao giúp giải độc gan và cải thiện thị lực

Bí đao giúp giải độc gan và cải thiện thị lực

Bí đao là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Bí đao không chỉ có tác dụng giải nhiệt, giải khát mà còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ.
Những tác dụng bất ngờ của rau xà lách không phải ai cũng biết

Những tác dụng bất ngờ của rau xà lách không phải ai cũng biết

Là một loại rau xanh quen thuộc, giàu dinh dưỡng xà lách vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp giảm cân, làm đẹp da và vừa có tác dụng trong cải thiện, hỗ trợ sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động