Nữ sinh mất thị lực vì tự chữa đau mắt tại nhà

Nữ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội thấy mắt ngứa, đỏ, cộm đã tự mua thuốc uống và nhỏ về dùng liên tục trong 6 ngày. Tuy nhiên tình trạng đau mắt không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn.
Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng chống bệnh đau mắt đỏ 5 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ được nhiều chuyên gia tin dùng Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây bệnh hay không?
bệnh đau mắt đó có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành
Bệnh đau mắt đó có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành

Thời gian gần đây, bệnh đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM...

Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, gần 1 tháng nay, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 2.000 bệnh nhân đến khám, có ngày có tới 3.000 bệnh nhân đến khám các bệnh về mắt. Trong đó, số bệnh nhân đến khám do đau mắt đỏ chiếm 10%. Trung bình mỗi tuần có khoảng 700 trường hợp đau mắt đỏ đến khám. Riêng tuần vừa qua con số lên tới hơn 800 ca. Nhiều trường hợp bị đau mắt đỏ với biến chứng mờ mắt kéo dài thậm chí cả tháng.

Đáng nói, số ca mắc đau mắt đỏ tại Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngoài các triệu chứng thông thường của viêm kết mạc cấp do Adenovirus, dịch đau mắt đỏ năm nay kéo dài hơn với diễn biến nặng, nhiều trường hợp xuất hiện giả mạc và viêm giác mạc, gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Theo nhận định của các bác sĩ, mặc dù đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nếu được khám và điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần nhưng cũng có thể gây biến chứng viêm giác mạc, giảm 20% thị lực. Nếu bệnh nhân tự điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc và có thể bị mất thị lực vĩnh viễn.

Nguyễn Minh Nguyệt (20 tuổi, Hà Nội) sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tìm đến khoa Mắt, Bệnh viện E thăm khám trong tình trạng mắt đau nhức, mất thị lực.

Hình ảnh tổn thương mắt của nữ bệnh nhân sau khi tự ý dùng thuốc khi bị đau mắt đỏ. (Ảnh: BS Nguyễn Duy Bích
Hình ảnh tổn thương mắt của nữ bệnh nhân sau khi tự ý dùng thuốc khi bị đau mắt đỏ. (Ảnh: BS Nguyễn Duy Bích)

Trước đó, Nguyệt thấy mắt ngứa, đỏ, cộm. Thời điểm này dịch đau mắt đỏ đang diễn ở nhiều quận trên địa bàn Hà Nội nên cô tự chẩn đoán bản thân bị đau mắt đỏ. Nữ sinh tự mua thuốc uống và nhỏ về dùng liên tục trong 6 ngày.

Tuy nhiên tình trạng đau mắt không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Ở ngày thứ 6 cô không còn nhìn thấy nữa mới hoảng loạn gọi người nhà đưa vào viện thăm khám.

Bác sĩ Nguyễn Duy Bích (khoa Mắt, Bệnh viện E), người trực tiếp thăm khám cho Nguyệt chia sẻ, bệnh nhân đến viện muộn, chẩn đoán bị loét giác mạc nghi do nấm và mủ tiền phòng.

“Nữ sinh này đang được điều trị chuyên khoa theo phác đồ và tư vấn của bác sĩ để lấy lại thị lực”, bác sĩ Bích nói.

Theo bác sĩ Bích gần đây, bệnh viêm kết giác mạc (đau mắt đỏ) diễn biến phức tạp tại Hà Nội, TP.HCM, số lượng người mắc tăng cao. Đáng nói, nhiều trường hợp mắc bệnh do chủ quan, tự ý điều trị dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

TS.BS Hoàng Cương, Phó Ban Thông tin Tuyên truyền, Bệnh viện Mắt Trung ương khuyến cáo, khi bị bệnh, bệnh nhân nên đến các cơ sở nhãn khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, vì có nhiều bệnh mắt nguy hiểm cũng có triệu chứng tương tự như viêm kết mạc cấp do virus như bệnh viêm loét giác mạc, glocom, viêm màng bồ đào,…Bệnh nhân không nên tự mua thuốc tra vì có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang.

Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán Bộ Y tế.

Số ca đau mắt đỏ tăng nhanh ở Đà Nẵng, nhiều người lo lắng mua thuốc dự trữ Số ca đau mắt đỏ tăng nhanh ở Đà Nẵng, nhiều người lo lắng mua thuốc dự trữ
6 phương pháp dân gian chữa đau mắt đỏ tại nhà an toàn, hiệu quả 6 phương pháp dân gian chữa đau mắt đỏ tại nhà an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng chống bệnh đau mắt đỏ Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng chống bệnh đau mắt đỏ
Phạm Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Nước vo gạo thường bị bỏ đi nhưng lại là "bí quyết vàng" chăm sóc tóc nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho sức khỏe của bạn trên nhiều phương diện, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Khi đi lễ hội trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp sự cố nhất, trong đó có những sự cố mà chính bố mẹ cũng không bao giờ ngờ tới như bị lạc, tai nạn thương tích... Do đó, việc chuẩn bị trước các kiến thức và kỹ năng cơ bản là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Thời gian qua, Bộ Y tế đã tích cực chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Tính đến nay, đã có 53/54 tỉnh triển khai tiêm vaccine cho 762.320/800.719 đối tượng, đạt tỷ lệ 95,2% theo kế hoạch đề ra.
Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Khi mắc bệnh sởi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại virus và nhanh chóng phục hồi.
Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Gần đây, trên một số kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội đã xuất hiện thông tin về các trường hợp về chứng bệnh ho ra máu tại Nga. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về thông tin này.
Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Bệnh nhân liên tục chảy máu mũi nên đến khám thì được phát hiện một con vắt dài hơn 6 cm đã sống hơn một tuần trong mũi.
Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại cổng trường học

Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại cổng trường học

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các trường học. Sở Giáo dục và Đào tạo được giao rà soát quy định, hướng dẫn các cơ sở giáo dục về quy trình đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và kiểm soát an toàn thực phẩm.
Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động