Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe

Nước là thức uống không thể thiếu đối với cơ thể con người. Lười uống nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, từ nhẹ đến nặng.
Tác dụng bất ngờ khi uống một ly nước ấm vào buổi sáng Uống nước đá nhiều có tốt không? Uống 2 lít nước mỗi ngày có thực sự tốt?
Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe

Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể, con số này được nhắc đi nhắc lại vô kể nhưng nhiều người vẫn thờ ơ, vô cảm với nó. Việc nhận thức kém hay cố tình không quan tâm đến chế độc nước uống mỗi ngày vô tình là con dao âm thầm làm tổn thương sức khỏe của bạn.

Nước chính là dung môi, là thành phần trực tiếp tham gia các phản ứng bên trong cơ thể, là chất bôi trơn, tạo sự liên kết đặc biệt của các đầu nối, khớp và cơ. Nước đảm bảo hoạt động của xương sụn, màng phổi, tim mạch, thận, não bộ hoạt động một cách bình thường nhất hiệu quả nhất.

Mỗi ngày, cơ thể bạn luôn cần một lượng nước tối thiểu để đảm bảo hoạt động sống. trong đó, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước trong các hoạt động như tiểu tiện, toát mồ hôi, hít thở, nói chuyện và cả hoạt động mất nước “vô hình”.

Nước là thành phần cơ bản của sự sống nên để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, bạn phải uống đủ nước mỗi ngày. 4-6% nước của cơ thể được bài tiết và thay thế mới hàng ngày, trong khi ở trẻ em là 15%. Nói đến dinh dưỡng thì không thể không nhắc đến nước. Chính vì vậy, bạn sẽ chính là nạn nhân gánh chịu hậu quả khôn lường từ việc không nạp đủ nước cho cơ thể.

Tác hại của việc lười uống nước

Gây mệt mỏi

Những dấu hiệu đầu tiên khi cơ thể thiếu nước như: nhức đầu, khô và dính ở lưỡi hay miệng. Khi tình trạng trên nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt hay đau ngực. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đã không uống đủ nước.

Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe

Mất tập trung

Não bộ được cấu tạo từ 80% là nước, do đó, khả năng và chức năng của bộ não phụ thuộc nghiêm trọng vào nước. Ngay cả mất nước nhẹ cũng làm suy yếu khả năng của não, gây khó khăn cho khả năng suy nghĩ. Một nghiên cứu trên tạp chí Nutrients cho thấy uống nước có thể ngăn ngừa mất trí nhớ và ngăn chặn suy giảm sự chú ý.

Lão hóa da sớm

Khi cơ thể bị mất nước, nước sẽ chuyển từ các mô, từ làn da để duy trì nồng độ trong máu. Tình trạng thiếu nước làm ngăn cản quá trình tái tạo da. Chính vì vậy, da sẽ bị khô và kém đàn hồi. Đây là nguyên nhân khiến các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm và làm da xuống cấp. Trong khi đó những người uống nhiều nước sẽ không thấy dấu hiệu tuổi già trên mặt. Vì vậy, hãy uống nhiều nước và cho cơ thể được ngâm nước trong nhà tắm.

Thận yếu, sỏi nội tạng

Thiếu nước thì thận là bộ phận bị ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất. Nhiệm vụ của thận là giải độc cơ thể bằng cách lọc các chất cặn bã. Thiếu nước, thận sẽ không thể duy trì hoạt động thải độc ở trạng thái tốt nhất. Độc tố theo đó sẽ lắng lại và tích tụ dẫn đến các vấn đề về thận. Bên cạnh đó, khi cơ thể bị thiếu nước thì hoạt động bơm máu đến thận cũng bị cản trở. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thận dễ bị hư tổn và giảm chức năng.

Nguy cơ sỏi nội tạng cũng tăng cao. Theo các chuyên gia quan sát lâm sàng và điều tra dịch tễ học thì có rất nhiều trường hợp bị sỏi mật, sỏi thận và sỏi các bộ phận thuộc đường tiết niệu có liên quan đến việc uống nước ít hơn bình thường.

Táo bón triền miên

Uống ít nước cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do lúc này, dạ dày sẽ không có đủ nước để tiêu hóa hết thức ăn. Thường xuyên uống ít nước khiến quá trình tiêu hóa bị làm chậm. Lượng dinh dưỡng từ thức ăn chúng ta nạp vào cũng được hấp thụ kém hơn. Thêm vào đó, cơ thể thiếu nước kéo dài cũng là nguyên nhân dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, trào ngược axit hay viêm loét dạ dày.

Táo bón lâu ngày có thể gây ra sự mất cân bằng thực vật trong đường ruột. Gần đây, Tạp chí Nature (Mỹ) đăng một báo cáo về quan điểm mới cho rằng, hệ thực vật đường ruột mất cân bằng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến béo phì và một số căn bệnh mãn tính.

Bệnh gút (Gout)

Bệnh gút hay còn gọi là thống phong là do lượng acid uric tăng lên trong cơ thể hoặc giảm bài tiết, sau đó acid uric lắng đọng trong khớp, thận và các bộ phận khác tạo thành một căn bệnh liên quan đến trao đổi chất.

Để ngăn ngừa bệnh gút, ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng, có một điểm rất quan trọng là uống nhiều nước, giúp cho axit uric có thể được bài tiết thông qua thận nhanh hơn.

Đau đầu

Thiếu nước gây ra tình trạng nhức đầu dai dẳng. Bởi khi cơ thể mất nước sẽ khiến các mô não co lại, dẫn đến các cơn đau đầu. Ngoài ra, khi mất nước, lượng oxy lên não không đủ cũng là nguyên nhân khiến bạn đau đầu nhiều hơn.

Hơi thở có mùi

Nước bọt có chức năng làm sạch và diệt trừ vi khuẩn trong miệng. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ không tiết đủ nước bọt diệt khuẩn, khiến chúng nhanh chóng sinh sôi và làm hơi thở có mùi khó chịu.

Giảm khối lượng cơ

Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe

Cơ cũng có hàm lượng nước cao, vì vậy không uống đủ nước có thể làm giảm khối lượng cơ. Để giảm nguy cơ bị đau và viêm cơ khi bạn tập thể dục, luôn phải đảm bảo cơ thể được cung cấp nước uống trước, trong và sau khi hoạt động thể chất, nhất là khi thời tiết nóng. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn cảm thấy đủ nước và không khát, mà cũng sẽ đảm bảo nước được chuyển đủ đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Gây rối loạn điện giải

Nước là dung môi chính giúp hòa tan các chất trong cơ thể, giữ cho nồng độ các chất luôn ở mức cân bằng để cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, việc uống ít nước khiến cơ thể bị thiếu nước có thể khiến nồng độ các chất hòa tan, đặc biệt là các chất điện giải thay đổi, sự cân bằng bị phá vỡ gây nên tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể. Ở mức độ nặng hơn có thể khiến cơ thể bị rối loạn điện giải cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Đau xương khớp

Đốt sống và sụn của cơ thể chúng ta được tạo thành từ 80% nước. Nếu bạn muốn giảm bớt cơn đau và ngứa xương, thì nên uống nước đủ mỗi ngày. Nhiều bệnh nhân đã ghi nhận lợi ích của việc uống đủ nước trong làm giảm cơn đau nhức xương khớp.

Ảnh hưởng đến mắt

Mất nước khiến mắt khô và nhạy cảm hơn mức bình thường. Theo đó, những nếp nhăn, nếp chân chim sẽ ồ ạt xuất hiện. Những dấu hiệu vừa kể dễ nhận thấy nhất trên cơ thể phụ nữ. Nên chị em chúng ta đừng xem nhẹ vấn đề nước uống của bản thân. Vì khi thiếu nước mức độ nặng, da dẻ, vóc dáng không những xấu đi mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của chúng ta, thậm chí là nguy cơ mù lòa.

Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe

Cholesterol cao

Việc mất nước làm tăng nồng độ lipid trong máu. Lâu ngày, các lipid này lắng đọng trong các thành mạch gây cản trở quá trình tuần hoàn máu. Từ đó, máu không được vận chuyển đầy đủ về các cơ quan, đặc biệt là tim nên dễ gây ra các vấn đề về tim mạch cũng như các vấn đề nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Có thể bị ngất

Khi bạn cảm thấy choáng váng và mất phương hướng do mất nước thì cơ thể sẽ có xu hướng càng gần mặt đất càng tốt – đó là hiện tượng của ngất xỉu.

Mất nước rất nguy hiểm, cơ thể sẽ không đủ máu giàu oxy để đưa lên nuôi não bộ, từ đó dẫn đến ý thức bị mất và gây choáng váng, chóng mặt, mất phương hướng.

Tử vong

Mất nước không chỉ làm bạn ngất xỉu mà có thể giết chết bạn vì cơ thể khô hạn và vì những lý do bên trên. Hãy giữ cho cơ thể đủ nước, uống đủ nước để khỏe mạnh và vui vẻ.

Lưu ý khi uống nước để tốt cho sức khỏe

Để tránh tất cả các triệu chứng khó chịu trong danh sách trên, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước cần thiết mỗi người mỗi khác nhưng điều tối thiểu bạn cần biết là luôn phải uống nước ngay khi cảm thấy khát. Và uống nước trước, trong và sau khi tập luyện thể dục.

Không nên đợi khát mới uống nước, bởi vì khát đã là dấu hiệu báo động cơ thể đang mất nước khá nhiều. Do đó, bạn nên chủ động uống nước vào nhiều thời điểm trong ngày để tốt hơn cho sức khỏe.

Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà nên uống cách khoảng để cơ thể hấp thụ từ từ sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Cố gắng nạp ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe ở mức ổn định

Quan sát nước tiểu để xem lượng nước bạn nạp mỗi ngày là đã đủ liều chưa. Nước tiểu có màu vàng đậm là bạn cần uống thêm nước, ngược lại nước tiểu có màu vàng sáng và trong là bạn đang uống đủ nước mỗi ngày.

Trời nắng nóng, nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Trời nắng nóng, nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
4 kiểu bổ sung nước vào mùa hè dễ gây sốc nhiệt, đột quỵ 4 kiểu bổ sung nước vào mùa hè dễ gây sốc nhiệt, đột quỵ
Uống nước trước bữa ăn hay trong khi ăn giúp giảm cân hiệu quả hơn? Uống nước trước bữa ăn hay trong khi ăn giúp giảm cân hiệu quả hơn?
Việt Lâm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sau sinh bao lâu mới nên ăn kiêng giảm cân?

Sau sinh bao lâu mới nên ăn kiêng giảm cân?

Giảm cân sau sinh là mối quan tâm của hầu hết các bà mẹ bỉm sữa, nhưng ăn kiêng thế nào, khi nào bắt đầu và cần lưu ý những gì để vừa an toàn cho sức khỏe, vừa đảm bảo đủ sữa cho con?
Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Nhiều nông dân và người dân vùng quê đang tự ép dầu tại nhà để ăn cho an toàn. Nhưng theo cảnh báo của chuyên gia, nếu không hiểu kỹ về quy trình, thiết bị, nhiệt độ, nguy cơ nhiễm nấm mốc, mất chất, sinh độc tố là hoàn toàn có thật.
Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang là một trong những phương pháp đơn giản để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, nên chọn khẩu trang màu sáng hay tối để chống nắng hiệu quả vẫn là băn khoăn của nhiều người.
Những lưu ý trước và sau hiến máu

Những lưu ý trước và sau hiến máu

Hiến máu không chỉ cứu giúp người bệnh mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho chính người hiến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và thoải mái, bạn cần chuẩn bị và chăm sóc đúng cách trước và sau khi hiến máu.
Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Trước nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều tỉnh phía Bắc, người tiêu dùng càng cần tỉnh táo khi lựa chọn thịt lợn.
Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Thịt gà là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý và chế biến thịt gà đúng cách để vừa giữ hương vị vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Từ tháng 10/2025, Hà Nội sẽ bắt đầu lộ trình tiên phong nói không với nhựa dùng một lần tại các quán cà phê, nhà hàng và khách sạn trong khu vực Vành đai 1. Đây không chỉ là một bước đi chính sách, mà còn là lời kêu gọi mỗi người dân cùng chung tay vì một môi trường bền vững và một tương lai không rác thải nhựa.
Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Một chiếc đệm êm ái tưởng chừng mang lại giấc ngủ sâu, nhưng với nhiều người, đó lại là “thủ phạm” khiến họ tỉnh dậy với cảm giác đau lưng, mệt mỏi.
Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe nhưng nếu lạm dụng, đặc biệt là vào ban đêm, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu.
Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mùa hè thiếu máu trầm trọng, hàng nghìn bệnh nhân chờ đợi từng đơn vị máu. Bộ Y tế kêu gọi toàn xã hội cùng hành động, hiến máu định kỳ để trao đi sự sống, lan tỏa yêu thương và tinh thần nhân ái cộng đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động