Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ

Trên toàn quốc vừa ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, do đó, người dân cân chủ động phòng bệnh để đảm bảo sức khỏe.
Hầu hết bệnh nhân đậu mùa khỉ nhập viện ở Hoa Kỳ dương tính với HIV Bộ Y tế quyết định xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B Ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Đồng Nai, chưa rõ nguồn lây
Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ

Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) gây ra. Bệnh có triệu chứng gần giống bệnh đậu mùa ở người, nhưng mức độ lây lan chậm hơn và mức độ bệnh cũng nhẹ hơn.

Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận trên người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong khi bệnh đậu mùa ở người đã được thanh toán trên toàn thế giới từ năm 1980 nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine thì bệnh đậu mùa khỉ lại trở thành căn bệnh lưu hành tại nhiều quốc gia khu vực Trung Phi và Tây Phi, thỉnh thoảng có các đợt dịch nhỏ bùng phát.

Tác nhân gây bệnh đậu mùa khỉ

Virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) là virus AND chuỗi kép có vỏ bọc, thuộc loài Orthopoxvirus, họ Poxviridae, lần đầu tiên được phân lập trên loài khỉ vào năm 1958 tại Viện huyết thanh Statens, Copenhagen, Đan Mạch.

Có 2 nhánh di truyền quan trọng của virus đậu mùa khỉ là nhánh Trung Phi (Vịnh Congo) và nhánh Tây Phi. Trong lịch sử, nhánh Trung Phi lây truyền mạnh hơn và gây bệnh nặng hơn. Phân chia về mặt địa lý giữa 2 nhánh xảy ra ở Cameroon, nơi có sự tồn tại của cả 2 nhánh virus.

Nguồn bệnh đậu mùa khỉ

Nguồn bệnh và vật chủ chính của virus đậu mùa khỉ là các loại động vật linh trưởng (khỉ, vượn, tinh tinh) và các loại động vật gặm nhấm (sóc, thỏ, chuột, chuột túi).

Tại Châu Phi, virus đậu mùa khỉ đã được tìm thấy ở rất nhiều loại động vật khác nhau như khỉ, sóc, chuột.

Người bệnh và người nhiễm virus đậu mùa khỉ cũng là một nguồn bệnh quan trọng.

Bệnh lây truyền từ động vật sang người khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da niêm mạc của động vật nhiễm virus.

Bệnh cũng có thể lây truyền do ăn phải thịt động vật bị nhiễm virus đậu mùa khỉ chưa được nấu chín.

Bệnh cũng lây truyền từ người bệnh sang người lành khi có tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da, chất tiết, chất thải đường hô hấp, giọt bắn của người mắc bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh cũng có thể lây truyền gián tiếp hoặc thông qua các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh có chứa mầm bệnh như khăn mặt, chăn, ga trải giường.

Lây truyền qua đường quan hệ tình dục cũng là một giả thuyết được đặt ra, đặc biệt quan hệ tình dục đồng tính. Đa số những ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trong đợt dịch tháng 5/2022 được ghi nhận ở những người đồng tính, song tính hoặc có quan hệ đồng giới nam.

Lây truyền mẹ con cũng có thể xảy ra qua đường dây rốn từ mẹ sang thai nhi hoặc do tiếp xúc với các chất tiết sinh học trong và sau quá trình sinh nở.

Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đầu mùa khỉ thường có triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn bệnh đậu mùa, thường diễn biến tự khỏi sau 2-4 tuần, tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với bệnh đậu mùa, từ 3-6%. Bệnh có thể diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 6-13 ngày, có thể thay đổi từ 5-21 ngày.

Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn sốt: kéo dài 0-5 ngày với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, đau lưng, đau cơ, hạch lympho viêm và sưng đau, kiệt sức.

+ Giai đoạn phát ban ngoài da: thường bắt đầu từ 1-3 ngày sau khi xuất hiện sốt. Ban ngoài da đa dạng gồm có: ban dát sẩn, cục sẩn, mụn nước, mụn mủ.

Ban có xu hướng tập trung vùng mặt và ngọn chi hơn là ở vùng thân mình. Ban mọc chủ yếu ở mặt (95%), lòng bàn tay và lòng bàn chân (75%), ngoài ra cũng hay gặp niêm mạc miệng (70%), niêm mạc sinh dục (30%) và kết-giác mạc (20%).

Số lượng ban có thể từ một vài ban cho đến hàng nghìn ban. Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể liên kết với nhau thành mảng lớn và bong vảy. Sau khoảng 1 tuần, các mụn nước khô đi và bong vảy không để lại di chứng sẹo nếu không bị nhiễm trùng.

Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ

Chẩn đoán đậu mùa khỉ

Mọi người, mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân và có kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau: đau đầu, sốt, sưng đau hạch bạch huyết, đau cơ, đau lưng, suy nhược thì nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ.

Ca bệnh nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ:

Tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, ga giường hoặc đồ dùng của ca bệnh nghi ngờ hoặc các bệnh xác định trong vòng 21 ngày;

Có tiền sử đi du lịch đến quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày;

Có nhiều bạn tình trong vòng 21 ngày;

Có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với Orthopoxvirus (trong trường hợp chưa tiêm chủng vaccine đậu mùa hoặc chưa tiếp xúc với các chủng Orthopoxovirus khác)...

Bệnh phẩm để xác định Relatime-PCR có giá trị là các tổn thương ngoài da (vòm da nốt phỏng, dịch phỏng nước, dịch mủ, vẩy da nốt phỏng). Bệnh phẩm máu ít có giá trị vì virus thường tồn tại trong máu thời gian rất ngắn.

Phản ứng huyết thanh phát hiện kháng nguyên, kháng thể ít có giá trị chẩn đoán do có phản ứng miễn dịch chéo trong nhóm Orthopoxvirus. Ngoài ra, còn bị dương tính giả nếu đã được tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa trước đó.

Dự phòng bệnh đậu mùa khỉ

Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ

Để phòng bệnh cần giảm nguy cơ lây nhiễm từ động vật sang người bằng cách hạn chế hoặc cấm buôn bán, nhập khẩu các loại động vật linh trưởng, gặm nhấm.

Không ăn tiết canh, thịt động vật nấu chưa chín kỹ. Thận trọng khi tiếp xúc gần, trực tiếp với các loại động vật. Nếu phải tiếp xúc trực tiếp thì cần mang bảo hộ lao động phù hợp.

Giảm nguy cơ lây nhiễm từ người cho người bằng cách giám sát, phát hiện sớm ca bệnh để cách ly, điều trị kịp thời. Hạn chế tiếp xúc vật lý trực tiếp với những người nghi ngờ hoặc đã được khẳng định nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn môi trường, nhất là sau khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sau khi tiếp xúc với quần áo, chăn màn, đồ dùng sinh hoạt của người người nhiễm/nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Nhân viên y tế cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa qua đường tiếp xúc khi thăm khám, chăm sóc, điều trị người bệnh.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa đối với nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao. Vaccine phòng bệnh đậu mùa có khả năng phòng bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85% và làm giảm mức độ nặng của bệnh. Vaccine phòng đậu mùa được sản xuất theo nguyên lý vaccine virus sống giảm độc lực.

Sẵn sàng 3 kịch bản ứng phó với dịch đậu mùa khỉ Sẵn sàng 3 kịch bản ứng phó với dịch đậu mùa khỉ
Chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ Chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ
Những triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ Những triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ
Các đường lây bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người Các đường lây bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người
Có thể bạn chưa biết: Người nhiễm HIV mắc đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong rất cao Có thể bạn chưa biết: Người nhiễm HIV mắc đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong rất cao
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xoang

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các xoang cạnh mũi. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe

Mẹo “đánh bay” đau cổ, lưng khi đi tàu xe

Kỳ nghỉ dài là cơ hội để chúng ta có những chuyến du lịch xa để nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, những khó chịu từ đau vùng cổ gáy và thắt lưng khi di chuyển bằng phương tiện giao thông sẽ ảnh hưởng đến niềm vui của kỳ nghỉ. Vậy khắc phục thế nào?
7 sản phẩm của Vinalink Group đạt giải "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

7 sản phẩm của Vinalink Group đạt giải "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024"

Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam - Vinalink Group vinh dự được trao tặng giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2024”. Đây là năm thứ 12 liên tiếp các sản phẩm chất lượng cao của Vinalink Group được Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) ghi nhận bằng giải thưởng uy tín này.
Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Mới đây, Bộ Y tế đưa ra dự thảo, đề xuất quy định danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp và các tiêu chí đề xuất các bệnh mới, đặc thù bổ sung vào danh mục.
5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe

Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến khích bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn muốn ăn rau để giảm cân, “đốt” mỡ bụng thì có thể tham khảo các loại dưới đây.
Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao

Các nhà khoa học cho biết một dạng đậu mùa khỉ mới được phát hiện tại một thị trấn khai thác mỏ ở Congo có thể dễ dàng lây lan hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm tìm “cục máu đông”?

Vì sao không nên lạm dụng xét nghiệm tìm “cục máu đông”?

Sau khi AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông làm nhiều người lo lắng và muốn làm xét nghiệm để biết bản thân bị tình trạng này không. Điều này có thực sự cần thiết?
Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

Vừa qua, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ban hành văn bản về việc chấn chỉnh công tác QLCL-ATNB, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa tới các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành; Các bệnh viện trực thuộc trường Đại học yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa và nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh.
Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Vừa qua, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi tới lãnh đạo Sở Y tế các địa phương thực hiện mạnh mẽ chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết.
Tài xế và nguồn năng lượng đồng hành trong mỗi chuyến đi

Tài xế và nguồn năng lượng đồng hành trong mỗi chuyến đi

Làm bạn cùng chiếc vô lăng, người tài xế không chỉ cần kỹ năng cầm lái mà còn phải giữ cho mình luôn đầy năng lượng và sự tỉnh táo để đảm bảo an toàn trong mỗi chuyến đi.
Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ?

Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ?

Xạ đen được xem là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, giải độc gan, cải thiện giấc ngủ...nhưng với người bình thường có nên uống xạ đen hàng ngày hay không?
Hiểu đúng về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày

Hiểu đúng về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày

Hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm giúp người tiêu dùng biết được thực phẩm có thể được lưu giữ trong bao lâu trước khi bắt đầu hỏng hoặc không thể ăn được và không nên ăn.
Sở Y tế TPHCM thông tin về kết quả vụ 15 học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn

Sở Y tế TPHCM thông tin về kết quả vụ 15 học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn

Mới đây, Sở Y tế TPHCM công bố kết quả ban đầu về vụ việc 15 học sinh, tại 04 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn phải độc tố vi khuẩn có trong thức ăn.
Cách bổ sung dinh dưỡng, dành trọn yêu thương cho gia đình

Cách bổ sung dinh dưỡng, dành trọn yêu thương cho gia đình

Cách thể hiện yêu thương tốt nhất và chân thành nhất đối với gia đình chính là quan tâm đến sức khỏe. Những bữa ăn chất lượng hay thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đều là những món quà vô giá.
Bí quyết khởi đầu ngày mới cho trái tim khỏe mạnh

Bí quyết khởi đầu ngày mới cho trái tim khỏe mạnh

Bắt đầu ngày mới với những thói quen lành mạnh là chìa khóa để sở hữu một trái tim khỏe mạnh. Dưới đây là những bí quyết đơn giản giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch vào buổi sáng.
Cảnh báo về những quảng cáo trên facebook khiến người dân “tiền mất, tật mang”

Cảnh báo về những quảng cáo trên facebook khiến người dân “tiền mất, tật mang”

Mới đây, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra cảnh báo về những “chiêu trò” của một số cơ sở làm đẹp thực hiện quảng cáo sai lệch với thực tế trên Facebook khiến cho người dân “tiền mất, tật mang”.
Nắng nóng, bổ sung nước như thế nào cho đúng cách?

Nắng nóng, bổ sung nước như thế nào cho đúng cách?

Vào mùa nắng nóng, ngoài việc giải nhiệt cho cơ thể bằng các biện pháp làm mát như dùng quạt, điều hòa nhiệt độ, bơi lội,... Việc uống nước đúng cách không chỉ góp phần làm mát mà còn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh trong tiết trời oi nóng.
Tăng cường sức khỏe tim mạch đơn giản với các loại hạt

Tăng cường sức khỏe tim mạch đơn giản với các loại hạt

Các loại hạt từ lâu đã trở thành món ăn vặt được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Tại sao người bán nước mía cho quất vào ép cùng?

Tại sao người bán nước mía cho quất vào ép cùng?

Khi uống nước mía ép, đa phần mọi người đều cho thêm đá để tăng độ mát, giảm độ ngọt. Ngoài ra, trong quá trình ép người bán thường cho thêm quả quất (tắc) để ép cùng. Vậy, việc cho thêm quất ép cùng nước mía nhằm mục đích gì?
Uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào lúc nào hợp lý?

Uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào lúc nào hợp lý?

Hoa đu đủ đực được xem là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng trong việc điều trị các loại bệnh như viêm họng, tiểu đường và một số loại bệnh khác. Tuy nhiên, uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào lúc nào tốt nhất là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi ăn dưa hấu thường xuyên?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi ăn dưa hấu thường xuyên?

Khi ăn dưa hấu thường xuyên trong những ngày nắng nóng của mùa hè, sức khỏe của bạn sẽ trải qua những biến chuyển như thế nào?
Những thực phẩm có tính mát tốt cho mùa hè

Những thực phẩm có tính mát tốt cho mùa hè

Mùa hè với thời tiết nắng nóng, nếu dùng thực phẩm và đồ uống phù hợp sẽ có tác dụng không chỉ giải nhiệt ngày hè mà còn tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe.
Bí quyết "giải nhiệt" mùa hè với 12 loại rau củ quả "mọng nước"

Bí quyết "giải nhiệt" mùa hè với 12 loại rau củ quả "mọng nước"

Mùa hè nóng bức khiến cơ thể mất nước nhiều, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Thay vì chỉ uống nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại rau củ quả.
Mực - loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cực cao

Mực - loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cực cao

Mực là loài hải sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao lại dễ chế biến. Mực có thể chế biến nhiều món khác nhau như mực sào, mực nướng, mực hấp bia…
Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Theo các chuyên gia, ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em.
Những thực phẩm "đại kỵ" với dưa hấu, cần tránh xa kẻo ngộ độc

Những thực phẩm "đại kỵ" với dưa hấu, cần tránh xa kẻo ngộ độc

Trong mùa hè nóng bức, dưa hấu là lựa chọn hoàn hảo để giải nhiệt và cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý một số thực phẩm không nên kết hợp khi ăn dưa hấu để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Hiện tại không có bằng chứng virus cúm gia cầm H5N1 lây từ người sang người, nhưng các quan chức y tế quan ngại rằng nếu virus lây lan rộng sẽ biến đổi thành một dạng có thể lây truyền giữa người với người.
Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?

Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng nên số lượng bệnh nhân mắc bệnh về da như: rôm sảy, ghẻ ngứa, viêm da cơ địa, viêm nang lông... luôn cao hơn mức bình thường. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát cơn mẩn ngứa, tránh bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Mùa hè nóng bức khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi. Uống nhiều nước là điều cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Dưới đây là 15 loại nước uống giúp chống nóng, cân bằng thân nhiệt và giải khát hiệu quả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động