Uống 2 lít nước mỗi ngày có thực sự tốt?
Uống đủ nước có tác dụng gì?
Nước chiếm tới 70% thể tích cơ thể chúng ta, có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong hoạt động của tế bào, đảm bảo quá trình trao đổi chất, luân chuyển máu, giúp hòa tan các chất dinh dưỡng.
Nước trong tự nhiên là sự sống thì nước uống vào cơ thể là nguồn năng lượng sống giúp các hệ cơ quan hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Con người không thể tồn tại nếu thiếu nước. Khi cơ thể mất nước do các hoạt động vận động, đổ mồ hôi, đi tiểu, não bộ sẽ hình thành phản xạ “khát” báo động chúng ta cần bổ sung nước cho cơ thể.
Nguồn nước uống thường được sử dụng hiện nay bao gồm: nước máy đun sôi để nguội, nước uống tinh khiết đóng chai,...
Việc sử dụng nguồn nước uống an toàn sạch khuẩn mỗi ngày giúp cơ thể căng tràn sức sống và mang lại những tác dụng không ngờ.
Hỗ trợ giảm cân
Uống 200 - 300ml trước mỗi bữa ăn làm tăng cảm giác no bụng và giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi ăn để cơ thể sẵn sàng hấp thụ tiêu hóa thức ăn. Điều này đem lại lợi thế cho bạn nếu đang thực hiện kế hoạch giảm cân.
Hạn chế bệnh sỏi thận
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tái phát bệnh sỏi thận. Lượng nước nhiều hơn đi qua thận sẽ hạn chế tối đa nguy cơ tích tụ, đóng cặn của khoáng chất hình thành nên sỏi.
Giảm táo bón
Người uống đủ nước mỗi ngày không phải lo lắng vì tình trạng táo bón. Đặc biệt là trong thời đại đồ ăn nhanh phát triển, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng lên ngôi thì bệnh táo bón lại càng phổ biến thường xuyên.
Cách đơn giản và dễ dàng nhất để khắc phục hiện tượng này là uống đủ nước mỗi ngày.
Cải thiện tuần hoàn lưu thông máu
Cơ thể thiếu nước gây ra vô vàn triệu chứng nguy hại, một trong những điều mà ít người ngờ tới là chứng đau đầu và đau nửa đầu. Một phần nguyên nhân của trạng thái này là khả năng lưu thông máu kém do thiếu nước.
Để các tế bào máu được luân chuyển dễ dàng tới các tế bào cơ thể nói chung, tế bào não nói riêng bạn không được để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nước.
Ngăn ngừa ung thư
Về mặt bản chất, ung thư là một loạt các bệnh do sự nhân lên không kiểm soát của tế bào gây ra những khối u lành tính, ác tính.
Thói quen ăn uống sinh hoạt thiếu lành mạnh khiến cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại. Nếu bạn không có các biện pháp detox cơ thể thì các cơ quan, bộ phận sẽ ngày càng xuống cấp.
Sử dụng các công thức nước uống detox để làm sạch cơ thể sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và tránh xa các nguy cơ gây ung thư đường ruột, ung thư gan, đại tràng,...
Làm đẹp da
Các loại nước uống như nước hydrogen, nước điện giải ion kiềm với hoạt tính chuyên biệt có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa, cải thiện làn da luôn căng mịn tươi trẻ.
Phải uống 2 lít nước mỗi ngày là điều khiến nhiều người lầm tưởng
Uống đủ nước mỗi ngày mang lại thật nhiều lợi ích! Nhưng uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ? Lượng nước nạp vào cơ thể mỗi người khác nhau như thế nào?
Các hướng dẫn uống nước theo khoa học và nghiên cứu đều chỉ ra dung tích nước nạp vào cơ thể phụ thuộc rất lớn vào cân nặng, chiều cao, giới tính, thể trạng từng người.
Điều này còn chưa kể các nhân tố khách quan như thời tiết, công việc, hoạt động của người đó vào một ngày.
Một vận động viên có nhu cầu uống nước nhiều hơn những người chỉ hoạt động đi lại, làm công việc văn phòng bình thường.
Ngoài ra, vào mùa hè thời tiết nóng bức, cơ thể hoạt động nhiều đổ mồ hôi cũng khiến lượng nước bị thất thoát nhiều. Khi đó, chúng ta cần lượng nước nhiều hơn mùa đông.
Chính vì vậy, con số cố định “2 lít nước/ngày” là không hợp lý trong những trường hợp cụ thể. Do đó, không phải ai hay lúc nào cũng cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Uống bao nhiêu lít nước mới đủ?
Để ước tính lượng nước cần nạp vào cơ thể, một số nghiên cứu đã đề cử công thức tính lượng nước cần nạp vào cơ thể trong điều kiện bình thường, không hoạt động nhiều.
Bạn có thể dựa vào công thức này để ước chừng dung tích nước cần bổ sung mỗi ngày. Đó là:
Dung tích nước uống (Lít) = [Cân nặng (Kg) x 2,205] x 0,5 : 33,8
Theo đó, ví dụ bạn 48Kg thì lượng nước cần uống mỗi ngày được định lượng là 1,5 - 1,6 L, tức là khoảng 4 - 5 cốc nước thông thường của gia đình 300 - 400 ml.
Ta cũng có công thức tính toán lượng nước nạp thêm vào cơ thể cho những người tập luyện thể thao (tập Gym, bơi, nhảy,....) hay tham gia các hoạt động sự kiện ngoài trời.
Dung tích nước cần uống thêm (Lít) = [Số phút luyện tập (p) : 30] x 12 : 33,8
Dựa theo công thức này, nếu bạn tập luyện 45 phút mỗi ngày thì lượng nước nạp thêm xấp xỉ 0,5 lít. Vậy nếu bạn 48Kg và hoạt động mạnh hay tập thể thao mỗi ngày 45 Phút cũng chỉ cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Nói tóm lại, công thức phần này chỉ để khẳng định “Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày” không phải trong trường hợp nào cũng đúng. Dung tích 2 lít nước không phải con số lý tưởng. Bạn nên lắng nghe cơ thể mình, những biểu hiện và hoàn cảnh để uống nước.
Ví dụ như tình trạng da khô, khó chịu hay khi ăn uống thực phẩm khô, ít nước, sau khi tập thể dục,, hoạt động đổ mồ hôi… thì nên ý thức bổ sung lượng nước cho cơ thể.
Hạn chế tối đa các tình trình “khát nước” mới uống. Bởi lúc này, cơ thể bạn đã thiếu nước trầm trọng.
Tư thế uống nước ảnh hưởng tới cách nước hoạt động
Rất ít người biết tư thế uống nước có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của nước uống bạn nạp vào cơ thể. Cách uống nước đúng cách chỉ ra rằng bạn nên ngồi khi uống nước thay vì tư thế đứng uống nước.
Lý giải điều này, khoa học chứng minh tư thế đứng uống nước sẽ bất lợi cho một chất lỏng như nước phân bố đều khắp cơ thể. Khi bạn đứng, sự cân bằng của chất lỏng cũng bị phá vỡ, nước bị tích tụ nhiều hơn ở các dễ gây các bệnh về khớp.
Tuy nhiên, với tư thế ngồi, các cơ bắp được thư giãn, hệ thần kinh thoải mái, việc hấp thụ và tiêu hóa nước uống cũng dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý uống nước từ từ từng ngụm nhỏ để cơ thể hấp thụ dần dần và có hiệu quả nhất.
Uống nước gạo lứt rang có tác dụng gì? |
8 thói quen xấu dễ dẫn đến suy thận ai cũng nên biết |
Uống nước dừa trong kỳ kinh nguyệt có tốt không? |