Theo dõi sức khoẻ 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ

Trừ 1 người tiếp xúc với bệnh nhân đã dương tính với đậu mùa khỉ, những người còn lại hiện sức khỏe ổn định, không có triệu chứng bất thường, được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày.
Hầu hết bệnh nhân đậu mùa khỉ nhập viện ở Hoa Kỳ dương tính với HIV Bộ Y tế quyết định xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B Ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Đồng Nai, chưa rõ nguồn lây
Theo giõi 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ
Ca bệnh đậu mùa khỉ phát hiện vào năm 2022 tại TP.HCM

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) điều tra dịch tễ, xác định 8 người tiếp xúc gần nam thanh niên 25 tuổi mắc đậu mùa khỉ.

Theo HCDC, ngày 22/9, một bệnh nhân nam, 25 tuổi, địa chỉ thường trú tại xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM với các dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP HCM.

Tối 25/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết đã nhận được thông tin về trường hợp một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ cư trú tại thành phố.

Một ngày sau đó, kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur TP HCM cho kết quả bệnh nhân này dương tính với virus đậu mùa khỉ, là trường hợp mắc bệnh thứ 3 tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly điều trị.

Sau khi phát hiện mắc bệnh, bệnh nhân cho biết có tạm trú tại TP HCM. Sau khi nhận thông tin này, HCDC đã triển khai điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý.

Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân ở trọ tại TP HCM. HCDC đã tiến hành điều tra tiền sử đi lại, lập danh sách gồm 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Ngày 26/9, đại diện HCDC cho biết trong 8 người này, có một người đã xét nghiệm dương tính với virus đậu mùa khỉ, là bạn gái của bệnh nhân. Cô này cư trú tại Bình Dương, được ghi nhận là ca đậu mùa khỉ thứ 4 tại Việt Nam. Những người còn lại hiện sức khỏe ổn định, không có triệu chứng bất thường, được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày.

Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Trong ba tuần trước khi khởi phát triệu chứng, cả hai bệnh nhân chỉ ở Việt Nam. HCDC tiếp tục điều tra, theo dõi sức khỏe của bệnh nhân và người tiếp xúc. Toàn bộ nhà trọ và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân được vệ sinh khử khuẩn.

Những người tiếp xúc gần nam bệnh nhân nêu trên cư trú tại TP HCM đã được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày. Họ cũng được hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn toàn bộ nhà trọ và các vật dụng cá nhân. Những người tiếp xúc gần này hiện ổn định, không có triệu chứng bất thường.

Đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp xúc mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục. HCDC khuyến cáo người dân phòng bệnh bằng cách che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ như sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục. Thời gian ủ bệnh 5-21 ngày.

Hiện Việt Nam chưa có vaccine và thuốc đặc trị cho đậu mùa khỉ, chỉ có vaccine bệnh đậu mùa. Bộ Y tế đưa đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B, thuộc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Cách phòng chống đậu mùa khỉ

Theo dõi sức khoẻ 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Những triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ Những triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ
Các đường lây bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người Các đường lây bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người
Có thể bạn chưa biết: Người nhiễm HIV mắc đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong rất cao Có thể bạn chưa biết: Người nhiễm HIV mắc đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong rất cao
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa công bố báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần mức quy định.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè trước cổng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), 12 học sinh đã có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để điều trị.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau vụ 33 người ngộ độc thực phẩm ở Đồng Tháp

Một vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp, khiến 33 học sinh, giáo viên và tình nguyện viên xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Bài kiểm tra sức khỏe tại nhà chỉ 30 giây

Chỉ trong 30 giây, không cần thiết bị y tế, bạn có thể tự thực hiện bài kiểm tra đơn giản tại nhà để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động