Bệnh đậu mùa khỉ lây lan nhanh chóng, WHO triệu tập cuộc họp khẩn

Ngày 7/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này đã quyết định triệu tập cuộc họp khẩn của các đại diện quốc tế để thảo luận việc lây lan dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Đồng Nai phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ hai là thợ chụp hình tự do Bến Tre phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở địa phương Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, tỷ lệ tử vong cao
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan nhanh chóng, WHO triệu tập cuộc họp khẩn
Bệnh đậu mùa khỉ đang lan rộng tại Châu Phi

Theo thống kê từ 15 quốc gia thành viên Liên minh châu Phi cho thấy số ca mắc và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng lần lượt 160% và 19% so với cùng kỳ năm 2023. Liên minh châu Phi đã khẩn trương phê duyệt 10,4 triệu USD để ngăn sự lây lan của virus đậu mùa khỉ trên khắp châu lục.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, Ủy ban khẩn cấp của WHO sẽ họp trong thời gian sớm nhất có thể để thảo luận việc liệu đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay ở Cộng hòa Dân chủ Congo có phải là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế hay không.

Cụ thể, trong thông báo trên nền tảng X, ông Ghebreyesus cho biết cơ quan này cùng Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, chính phủ các nước và các đối tác đang tăng cường ứng phó với đợt bùng phát. Ông nêu rõ: "Tôi đang cân nhắc việc triệu tập một ủy ban khẩn cấp để đánh giá khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ vốn đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại hay không. Tuy nhiên, cần thêm kinh phí và hỗ trợ để có phản ứng toàn diện".

Bệnh đậu mùa khỉ lây lan nhanh chóng, WHO triệu tập cuộc họp khẩn
Phân tích chỉ ra có những đột biến gen ở bệnh đậu mùa khỉ - mpox.

Hiện dịch bệnh đang lan rộng tại Cộng hòa Dân chủ Congo và cũng đã xuất hiện các ca bệnh bên ngoài nước này. Thống kê cho thấy kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm 2023, đến nay, nước này có tới 27.000 ca nhiễm, trong đó hơn 1.100 ca tử vong, hầu hết là trẻ em.

Trước đó, WHO đã ban bố đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) từ tháng 7/2022 đến tháng 5/2023. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra đối với một dịch bệnh.

Giới chuyên gia y tế quốc tế đánh giá đợt bùng phát bệnh “đậu mùa khỉ” (chủng mpox) đang bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo có thể dễ lây lan hơn. Nước này đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe liên quan tới dịch bệnh này.

Một phân tích trên các bệnh nhân nhập viện từ tháng 10/2023 đến tháng 1/2024 ở Kamituga, miền đông Congo, cho thấy có những đột biến gen ở bệnh đậu mùa khỉ - mpox.

Các đột biến này được xem là kết quả của việc bệnh tiên tục lây truyền từ người sang người. Người đứng đầu phòng thí nghiệm về di truyền bệnh tật tại Viện nghiên cứu y sinh quốc gia Cộng hòa Dân chủ Congo, Tiến sĩ Placide Mbala-Kingebeni cho biết, “chúng ta đang ở một giai đoạn mới của mpox”.

Có hai loại hoặc nhánh mpox có liên quan bệnh đậu mùa và là loài đặc hữu ở Trung và Tây Phi. Trong đó, nhánh 1 nghiêm trọng hơn và có thể gây ra tử vong ở 10% số người nhiễm bệnh. Nhánh 2 gây ra đợt bùng phát năm 2022 nhưng hơn 99% số người nhiễm bệnh sống sót.

Bệnh đậu mùa khỉ lây lan nhanh chóng, WHO triệu tập cuộc họp khẩn
Cần triển khai vaccine có mục tiêu cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Đậu mùa khỉ là một căn bệnh do virus hiếm gặp, thường lây truyền qua dịch cơ thể, các giọt hô hấp và các vật liệu bị ô nhiễm khác. Đây là một bệnh truyền nhiễm, lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Congo. Bệnh này đã xuất hiện trong nhiều năm ở một số quốc gia Tây và Trung Phi, khi virus lây truyền từ động vật bị nhiễm bệnh sang người.

Trong bài viết trên tạp chí Science mới đây, ông Tedros khẳng định: "Loại virus này có thể ngăn chặn và phải được ngăn chặn bằng các biện pháp y tế công cộng tăng cường, bao gồm giám sát, sự tham gia của cộng đồng, điều trị và triển khai vaccine có mục tiêu cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn".

Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng điển hình về bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu giật, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, tăng bạch huyết.

Theo dõi sức khoẻ 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ Theo dõi sức khoẻ 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ
Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ
TP.HCM ghi nhận ca đậu mùa khỉ thứ 5 ở quận Tân Bình TP.HCM ghi nhận ca đậu mùa khỉ thứ 5 ở quận Tân Bình
Vũ Trang

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động