Có thể bạn chưa biết: Người nhiễm HIV mắc đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong rất cao

Những người nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch đã bị tổn hại nghiêm trọng, đây là đối tượng rất dễ bị nhiễm trùng, bệnh trở nặng cà có nguy cơ tử vong rất cao khi mắc đậu mùa khỉ.
Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ Những triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ Các đường lây bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người
Có thể bạn chưa biết: Người nhiễm HIV mắc đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong rất cao
Những người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ (Ảnh: epa.gov)

Theo các nhà nghiên cứu, tại Hoa Kỳ, khi tiến hành xem xét 57 bệnh nhân nhập viện với các biến chứng bệnh đậu mùa khỉ, hầu hết tất cả (83%) có hệ thống miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, thường là do nhiễm HIV. Nhiều bệnh nhân trong số đó đã không được điều trị...

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ, ước tính khoảng 38% trường hợp đậu mùa khỉ có đồng nhiễm với HIV.

Ngoài ra, có 41% đã hoặc đang mắc bệnh lây qua đường tình dục như lậu, Chlamydia và giang mai trong vòng 1 năm trở lại đây.

Có thể bạn chưa biết: Người nhiễm HIV mắc đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong rất cao
Đậu mùa khỉ có thể lây qua đường tình dục

Không những thế, các quan chức y tế đã điều tra một số trường hợp nghiêm trọng nhất của bệnh đậu mùa khỉ, lây lan qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

47/57 bệnh nhân bị nhiễm HIV, và chỉ có 4 người trong số họ đang được điều trị bằng thuốc kháng virus, một loại thuốc mạnh giúp kiểm soát virus. Hầu hết (95%) là nam giới.

Những người nhiễm HIV mà mắc bệnh đậu mùa khỉ, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, HIV có thể làm suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh nếu bị phơi nhiễm, mắc bệnh nặng hoặc tử vong do đậu mùa khỉ...

Do đó, các nhà nghiên cứu kêu gọi các nhân viên y tế kiểm tra HIV cho tất cả các bệnh nhân có quan hệ tình dục bị nghi nhiễm đậu mùa khỉ tại thời điểm xét nghiệm bệnh này (trừ khi tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân đã được biết).

Khi có kết quả xét nghiệm, những người bị nghi nhiễm đậu mùa khỉ dương tính với HIV, các chuyên gia kêu gọi điều trị bệnh đậu mùa khỉ cho bệnh nhân càng sớm càng tốt, thậm chí có thể trước khi xác nhận nhiễm bệnh.

Có thể bạn chưa biết: Người nhiễm HIV mắc đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong rất cao
Điều trị bệnh đậu mùa khỉ cho bệnh nhân HIV càng sớm càng tốt

Còn tại Việt Nam, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy mạnh thực hiện nghiêm giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu, cơ sở khám, chữa bệnh.

Sẵn sàng thu dung, điều trị, phân tuyến điều trị và cách ly bệnh nhân, thực hiện tốt việc phân luồng, kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông cho người dân về các biện pháp dự phòng dịch bệnh tại các cửa khẩu, cộng đồng; tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại địa phương...

Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus cùng tên gây ra.

Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể.

Loại bệnh này có thể lây qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và từ mẹ sang con.

Các triệu chứng chính của bệnh gồm sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Sẵn sàng 3 kịch bản ứng phó với dịch đậu mùa khỉ Sẵn sàng 3 kịch bản ứng phó với dịch đậu mùa khỉ
Chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ Chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ
Nguy cơ xâm nhập bệnh đầu mùa khỉ vào Việt Nam là hoàn toàn có thể Nguy cơ xâm nhập bệnh đầu mùa khỉ vào Việt Nam là hoàn toàn có thể
H.Xuân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động