Sữa đậu nành - Thức uống vàng cho sức khỏe

Không chỉ thơm ngon, sữa đậu nành còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
Tiêu chuẩn lựa chọn thức uống xây dựng lối sống lành mạnh của giới trẻ hiện nay Đâu là yếu tố cần đầu tư dài hạn để chăm sóc sắc đẹp một cách bền vững? Gen Z cùng lan tỏa xu hướng làm đẹp từ sâu bên trong với sữa đậu nành

Ra đời từ hơn 5.000 năm trước, đậu nành là loại hạt gần gũi trong đời sống thường nhật, sở hữu hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng vượt trội.

Sữa đậu nành - Thức uống vàng cho sức khỏe

Sữa đậu nành được nghiên cứu và chứng minh có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Những tác dụng có thể kể đến của sữa đậu nành bao gồm:

Tác dụng của sữa đậu nành

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu: Trong đậu nành có chứa các vitamin như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin E...Rất giàu các khoáng chất như Canxi, sắt, Mg, K, Na rất tốt cho sức khỏe của cả trẻ em và người lớn.

Trong 100ml sữa đậu nành cung cấp khoảng 3,1g protein, 1,6g chất béo, 0,4g gluxit. Đạm trong sữa đậu nành cũng chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể, Còn chất béo trong đậu nành chứa nhiều acid béo không no tốt cho những người đang cần giảm chất béo do thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường...

Ngăn ngừa loãng xương

Sữa đậu nành có lợi ích rõ ràng hơn các loại thực phẩm khác trong việc ngăn ngừa loãng xương. Bởi nó không chỉ giàu canxi mà còn chứa phytoestrogen - isoflavone đậu nành.

Khi nồng độ estrogen trong cơ thể giảm có thể khiến một lượng lớn canxi trong xương bị mất đi. Vì vậy, phụ nữ thiếu hụt estrogen sẽ dễ mắc bệnh loãng xương hơn, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến phụ nữ dễ bị loãng xương trong thời kỳ cho con bú, mãn kinh hoặc chức năng buồng trứng suy giảm.

Isoflavone trong sữa đậu nành là phytoestrogen tự nhiên, có tác dụng cân bằng điều hòa hai chiều và có thể giúp duy trì nồng độ estrogen trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ loãng xương.

Tốt cho da

Các acid béo omega – 3 và omega – 6 cũng như chất chống oxy hóa có trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình lão hóa trên da. Nó còn giúp cải thiện tính lưu chuyển và linh hoạt của mạch máu giúp cơ thể chống chịu được sự thay đổi của huyết áp.

Sữa đậu nành - Thức uống vàng cho sức khỏe

Sữa đậu nành có tác dụng chống lão hóa da và cũng là cách dưỡng da trắng. Bên cạnh uống sữa, bạn cũng có thể lấy sữa đậu nành để rửa mặt.

Hàm lượng calo thấp

Trong khoảng 100ml sữa đậu nành thì cung cấp cho cơ thể khoảng 28 calo, trong khi đó sữa tươi nguyên chất là 62 calo. Từ đó giúp hạn chế tình trạng tăng cân, giúp giảm cân nặng mà vẫn cung cấp dinh dưỡng cần thiết.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Sữa đậu nành giàu chất dinh dưỡng như lecithin và saponin, rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như: bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch.

Lưu ý khi uống sữa đậu nành

Uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc sẽ khiến chất protein trở nên khó tiêu, gây ra hiện tượng trướng bụng, tiêu chảy…

Lượng sữa đậu nành nên uống hàng ngày là bao nhiêu còn tùy thuộc vào thể trạng, nhu cầu của mỗi người cũng như độ đậm đặc của sữa. Thường cứ 200g đậu nành sẽ làm được 1.5 lít sữa và mỗi người chỉ nên uống 2 lần/ngày, mỗi lần 250ml.

Uống sau buổi sáng thức dậy, bạn nên dùng cùng lúc với bữa sáng. Vì lúc này cơ thể còn người càng dễ dàng hấp thu các dưỡng chất trong sữa, còn giúp thuận lợi hơn cho việc tiểu tiện, đại tiện vào sáng sớm.

Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng, vào thời điểm này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones trong sữa đậu nành, ngoài ra nó còn kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ cho người muốn giảm cân.

Axit hữu cơ trong đường đỏ và protein trong sữa đậu nành kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất kết tủa, làm hỏng các thành phần dinh dưỡng, đồng thời cũng không tốt cho sức khoẻ.

Sữa đậu nành chứa hàm lượng Purine tương đối cao, làm từ hạt đậu nành có tính hàn. Do đó người có thể chất suy hàn như người bị trúng gió, cơ thể thiếu lực, suy nhược, tinh thần mệt mỏi…không nên dùng.

Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ không nên ăn cam, quýt, vì các acid và vitamin trong cam, quýt sẽ tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

Bởi thành phần có trong đậu nành có thể kết hợp với protein của lòng trắng trứng dẫn tới việc giảm giá trị dinh dưỡng. Nên tránh ăn cùng lúc.

Ngoài ra, việc sử dụng sữa đậu nành có thể cản trở cơ thể hấp thụ kẽm. Cho nên, bạn cần thêm kẽm vào chế độ ăn và nên dùng xa so với đậu nành.

Nhịp sống bận rộn và bí quyết nâng cấp sức khỏe nhanh chóng Nhịp sống bận rộn và bí quyết nâng cấp sức khỏe nhanh chóng
Bữa ăn sáng lành mạnh để khởi động ngày mới Bữa ăn sáng lành mạnh để khởi động ngày mới
Thức uống dinh dưỡng tiện lợi giúp người trẻ chinh phục lối sống lành mạnh Thức uống dinh dưỡng tiện lợi giúp người trẻ chinh phục lối sống lành mạnh
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết Bộ đang đang xây dựng sổ tay cẩm nang hướng dẫn để các địa phương đủ năng lực thực hiện.
Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Nếu bạn bị khó ngủ triền miên, hãy áp dụng thử công thức "10-3-2-1-0" để cải thiện tình trạng này, cho giấc ngủ ngon hơn.
Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Trong phiên họp chiều 11-11 trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc làm sao giữ chân nhân viên y tế tại các cơ sở công lập, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thông tin về chế độ, chính sách nhân viên y tế tại các cơ sở công lập.
Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mới trong y học

Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mới trong y học

Công nghệ tế bào gốc là một lĩnh vực tiên phong trong y học tái tạo và y học cá thể hóa. Đây là công nghệ có khả năng khai thác tối ưu nguồn tài nguyên tế bào gốc từ cơ thể, tạo ra những giải pháp điều trị mới cho các bệnh lý mà hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh ung thư ngày càng gia tăng mạnh mẽ

Bệnh ung thư ngày càng gia tăng mạnh mẽ

TS.BSCKII. Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết ung thư đang gia tăng trên toàn cầu và đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu.
Bí quyết "vàng" cho sức khỏe từ lá húng chanh

Bí quyết "vàng" cho sức khỏe từ lá húng chanh

Lá húng chanh được xem là vị thuốc nam có trong tự nhiên và được sử dụng nhiều trong các bữa ăn vì tính hiệu quả và an toàn. Vậy để hiểu rõ hơn về những giá trị mà húng chanh đem lại, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về thành phần, công dụng và cách dùng loại cây này qua bài viết dưới đây.
Một tuần gội đầu bao nhiêu lần là đủ?

Một tuần gội đầu bao nhiêu lần là đủ?

Gội đầu không chỉ là việc làm sạch tóc mà còn là cách bạn chăm sóc sức khỏe cho mái tóc. Vậy tần suất gội đầu trong một tuần bao nhiêu là phù hợp?
Nên tắm nước nóng hay lạnh sau khi chơi thể thao

Nên tắm nước nóng hay lạnh sau khi chơi thể thao

Sau khi tập gym hoặc chơi thể thao, tập thể dục thì việc tắm rửa sạch sẽ không chỉ giúp loại bỏ mồ hôi mà còn nhiều lợi ích. Vậy nên tắm nước nóng hay nước lạnh.
Khám phá thực phẩm "vàng" giúp giảm ho có đờm hiệu quả

Khám phá thực phẩm "vàng" giúp giảm ho có đờm hiệu quả

Ho có đờm do tác nhân là vi rút hoặc vi khuẩn gây ra các bệnh nhiễm trùng, viêm đường hô hấp làm cơ thể sản sinh nhiều đờm hơn bình thường.
Loại củ "xù xì" không chỉ là món ăn ngon, còn là thực phẩm tốt cho sức khoẻ

Loại củ "xù xì" không chỉ là món ăn ngon, còn là thực phẩm tốt cho sức khoẻ

Loại củ xì xì xấu xí với tên gọi củ mài tuy không phải là cây thuốc quý hiếm ở Việt Nam, nhưng cũng là một loại cây có giá trị kinh tế cao trong nhưng thời gian gần đây. Trước kia, củ mài thường được sử dụng để cứu đói trong chiến tranh. Ngày nay, người dân vẫn thường trồng củ mài ở các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình với mục đích trồng xen kẽ vườn tiêu để đạt lợi nhuận cao. Ngoài dùng để ăn, củ mài còn có tác dụng giúp chữa các bệnh ăn không tiêu, giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ đau tim, tiểu đường, v.v.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động