Trung bình 1 người mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống bệnh sởi để bàn giải pháp ngăn chặn dịch lây lan.
Bộ Y tế: Hai trẻ tử vong ở Quảng Nam có thể do sởi Bộ Y tế yêu cầu Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Tuấn Dũng
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh có vắc-xin phòng bệnh từ lâu (sởi, ho gà...) có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Miền Nam dẫn đầu về ca mắc bệnh sởi

Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 38.807 ca nghi sởi trên cả nước, trong đó có 3.447 ca dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 ca tử vong liên quan đến sởi.

Trong đó, khu vực miền Nam ghi nhận số ca cao nhất (57%), miền Trung chiếm 19,2%, miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Một số tỉnh, thành phố có số mắc xu hướng tăng cao gồm: Cao Bằng (582 ca), Nghệ An (737 ca), Quảng Nam (499 ca), Đà Nẵng (2043 ca), Khánh Hòa (1661 ca), Đắk Lắk (621 ca), Gia Lai (1879 ca), Kon Tum (624 ca), Đồng Tháp (1202 ca), An Giang (1046 ca), Lâm Đồng (476 ca).

Các tỉnh, thành phố có số mắc cao nhưng bắt đầu chững lại gồm: Lào Cai (1180 ca), Hà Giang (6.017 ca), Hà Tĩnh (547 ca), Bình Thuận (1208 ca), Bạc Liêu (1167 ca), TP. Hồ Chí Minh (3321 ca), Bình Dương (2085 ca), Đồng Nai (4099 ca), Tây Ninh (668 ca), Cà Mau (1995 ca).

Theo lãnh đạo Cục Phòng bệnh, số ca sốt phát ban nghi sởi phân bố ở các nhóm tuổi, trong đó chủ yếu là trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi với 72,7%; tỷ lệ trẻ dưới 9 tháng tuổi là 15,3% (6 tháng tuổi là 5,4% và từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi là 9,9%.) - đây là nhóm chưa đến độ tuổi tiêm chủng. Số mắc là trẻ nam cao hơn so với trẻ nữ với lần lượt khoảng 55,7% và 44,3%.

Ông Hoàng Minh Đức nhấn mạnh, bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác.

Có một bộ phận người dân "Anti vaccine"

Dấu hiệu đầu tiên của người bị nhiễm sởi là sốt.
Dấu hiệu đầu tiên của người bị nhiễm sởi là sốt.

Theo ông Hoàng Minh Đức cho biết, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi trên cả nước còn thấp, miễn dịch trong cộng đồng không đạt mức để có thể ngăn ngừa dịch bệnh. Có những tỉnh, tỷ lệ tiêm chủng ở các bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng bệnh chỉ có 40%, trong đó tỷ lệ tiêm vaccine cũng thấp. Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, có một bộ phận người dân "Anti vaccine", không đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh.

Thậm chí có người dân cho rằng, tiêm vaccine hay không tiêm cho trẻ cũng như nhau. Ngoài ra, còn có nhóm ở vùng sâu, vùng xa khả năng tiếp cận tiêm vaccine còn khó, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại nhà ở vùng xa cũng khó tiếp cận việc tiêm vaccine cho trẻ. Đây là những lý do khiến tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh sởi tại một số địa phương còn thấp.

Theo quy định, Bộ Y tế là đơn vị được giao nhiệm vụ mua và chủ động bàn giao vaccine trong Chương trình tiêm chủng quốc gia tới các địa phương. Việc rà soát đối tượng tiêm, mua sắm sinh phẩm vật tư đi kèm hoạt động tiêm chủng là do địa phương chủ động và mua sắm. Tuy nhiên, có địa phương ban hành kế hoạch chậm nên việc triển khai tiêm vaccine cho trẻ cũng còn chậm so với dự kiến.

Hiện tại, Kon Tum mới triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ. 10 địa phương khác trên cả nước triển khai tiêm còn chậm như: Đắc Nông, Nghệ An, Thanh Hoá, Bến Tre, Bình Phước...

Ngoài ra, các trường hợp chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ tích luỹ qua nhiều năm cũng tạo khoảng trống miễn dịch làm giảm khả năng bảo vệ trước nguy cơ lây lan. Bên cạnh đó, việc ghi nhận các trường hợp mắc bệnh khi chưa đến độ tuổi tiêm chủng (khoảng hơn 20% trẻ dưới 9 tháng tuổi) làm tăng thêm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Ông Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện ghi nhận hơn 1000 ca mắc sởi, trong đó có số ca mắc chưa tiêm chủng chiếm hơn 50%.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến dịch bệnh và báo cáo ngay tình hình. Bên cạnh đó, cần huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành chứ không chỉ có ngành y tế; đồng thời chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, nhất là các vùng có nguy cơ cao để xử lý ngay dịch bệnh.

Số ca mắc sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng Số ca mắc sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng
Một học sinh lớp 2 ở Quảng Nam tử vong chưa rõ nguyên nhân Một học sinh lớp 2 ở Quảng Nam tử vong chưa rõ nguyên nhân
Nội soi cấp cứu thành công bé 4 tuổi nuốt phải pin cúc áo Nội soi cấp cứu thành công bé 4 tuổi nuốt phải pin cúc áo
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Men gan cao nên ăn gì để hạ men gan?

Men gan cao nên ăn gì để hạ men gan?

Men gan cao là do mỡ tích tụ trong gan, làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Một chế độ ăn hợp lý giúp cải thiện tình trạng này.
Cách giữ an toàn khi tham gia các hoạt động, sự kiện đông người

Cách giữ an toàn khi tham gia các hoạt động, sự kiện đông người

Khi tham gia sự kiện, mọi người nên chọn trang phục lịch sự, gọn gàng; mang theo nước uống, đồ ăn nhẹ, các phụ kiện che nắng và mưa gọn gàng. Không chen lấn, xô đẩy; không phấn khích quá mức, tranh cãi hay gào thét.
Uống nước chanh thế nào để tốt cho thận?

Uống nước chanh thế nào để tốt cho thận?

Khi được sử dụng đúng cách và với liều lượng hợp lý, nước chanh có thể mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe thận và ngược lại.
Cứu sống bệnh nhân đột quỵ 67 tuổi nhờ "thời gian vàng"

Cứu sống bệnh nhân đột quỵ 67 tuổi nhờ "thời gian vàng"

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não nhờ được cấp cứu đúng "thời gian vàng".
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế vừa có công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa.
Cứu sống bé 7 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bé 7 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp bằng kỹ thuật ECMO

Sau gần nửa tháng chiến đấu giành giật sự sống, cháu N.V.T (7 tuổi, trú tại thị xã Hương Thủy, TP Huế) đã hồi phục một cách ngoạn mục.
Những sai lầm phổ biến khi tập gym

Những sai lầm phổ biến khi tập gym

Tập gym mang lại nhiều lợi ích như tăng cơ, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên nếu không tập đúng cách, bạn dễ gặp chấn thương và khó đạt được hiệu quả.
Điều gì xảy ra khi uống nước ép cà chua mỗi ngày?

Điều gì xảy ra khi uống nước ép cà chua mỗi ngày?

Nước ép cà chua không chỉ giàu dưỡng chất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện da, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, …
Nhiều người ở Phú Quốc nhập viện cấp cứu sau khi ăn nấm lạ

Nhiều người ở Phú Quốc nhập viện cấp cứu sau khi ăn nấm lạ

Nhiều người dân tại TP Phú Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn phải loại nấm lạ, nghi do ngộ độc, trong đó có trường hợp rơi vào hôn mê.
Chuyên gia chỉ cách nhận biết bột ngọt, hạt nêm và dầu ăn giả

Chuyên gia chỉ cách nhận biết bột ngọt, hạt nêm và dầu ăn giả

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đột kích xưởng sản xuất của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam, phát hiện 144 tấn dầu ăn, 118 tấn bột canh và 363 tấn hạt nêm giả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động