Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, bạn cần bổ sung thực phẩm phù hợp để phục hồi sức khỏe và bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả.
Bộ Y tế yêu cầu Vĩnh Phúc đình chỉ bếp ăn khiến hơn 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm Đồng Nai: Gần 100 công nhân Dechang nghi ngộ độc sau bữa ăn chiều Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc ở Vĩnh Phúc và làm rõ nguyên nhân

Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề đáng báo động "đỏ" hiện nay. Mầm bệnh xâm nhập vào thức ăn hoặc nước uống qua nhiều con đường, bao gồm chế biến thực phẩm không an toàn, bảo quản thực phẩm sai cách, sử dụng nguồn nước ô nhiễm,...

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Nên ăn gì sau khi bị ngộ độc

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên ăn những thực phẩm sau để bổ sung dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Bổ sung nước

Lượng chất lỏng rất quan trọng để giúp cơ thể chống lại các tác động của ngộ độc thực phẩm. Nôn mửa và tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước, do đó, ngậm đá bào hoặc uống từng ngụm nước nhỏ là khởi đầu tốt.

Chú ý dùng các loại nước sạch, hợp vệ sinh như nước đun sôi, nước đóng chai. Tránh sử dụng các loại thức uống có chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê…

Thực phẩm nhạt

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, đường ruột trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, bạn nên ăn những món ăn nhẹ nhàng để xoa dịu đường ruột. Lựa chọn tốt nhất là các thực phẩm ít chất béo và chất xơ. Ví dụ như khoai tây, mật ong, chuối, cháo yến mạch, ngũ cốc, lòng trắng trứng, bơ đậu phộng, cơm, nước muối, bánh mì nướng,...

Trà

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên sử dụng các loại trà như gừng, hoa cúc, bạc hà,... để giảm viêm, xoa dịu dạ dày, bù nước và hạn chế các cơn buồn nôn.

Sữa chua

Sữa chua chứa men vi sinh và các loại lợi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống giúp cung cấp lợi khuẩn, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Nên kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có lợi, bạn cũng nên kiêng những thực phẩm không tốt tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe.

Thực phẩm giàu tính axit

Một số thực phẩm có thể làm tăng các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, gây khó chịu cho người bệnh. Do đó, sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên hạn chế ăn cà chua, cam, quýt, bưởi, dưa chua,...

Món ăn giàu đạm

Do quá trình tiêu hóa protein tốn nhiều thời gian và năng lượng hơn so với carbohydrate, người bệnh mới ngộ độc thực phẩm với dạ dày yếu nên hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt bò, cá béo,...

Chất béo

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Do chất béo khó tiêu hóa hơn protein, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo trong quá trình hồi phục sức khỏe. Ví dụ như socola, bánh kẹo, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ,...

Chất xơ

Mặc dù chất xơ thông thường rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích hoạt động tiêu hóa và hạn chế táo bón, nhưng sau khi ngộ độc thực phẩm, bạn nên hạn chế bổ sung nhiều chất xơ vì có thể gây đầy hơi, chướng bụng, chuột rút,...

Đồ cay nóng

Để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau khi bị ngộ độc do đường ruột trở nên nhạy cảm hơn, bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay.

Không uống bia, rượu

Dù sau ngộ độc, việc bổ sung nước là cần thiết nhưng bia, rượu, cà phê, nước ngọt, nước tăng lực, nước ép trái cây là những thức uống bạn cần tránh sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm Xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm
Hàng chục du khách nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm khi du lịch tại Phan Thiết Hàng chục du khách nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm khi du lịch tại Phan Thiết
Báo động vệ sinh an toàn thực phẩm ở các khu du lịch Báo động vệ sinh an toàn thực phẩm ở các khu du lịch
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch sởi tại thành phố Đà Nẵng

Trong ba tháng qua, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.074 ca mắc sởi, trong đó hơn một nửa là trẻ đang đi học. Trước tình hình này, các bệnh viện trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch ứng phó dịch nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan.
Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh

Theo dự báo, từ ngày 1/4, cường độ không khí lạnh suy yếu dần, khoảng ngày 5/4, bộ phận không khí lạnh tăng cường trở lại miền Bắc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động