Những tác dụng tuyệt vời của cây đinh lăng ít người biết
Đặc điểm của cây đinh lăng
Đinh lăng hay còn gọi nam dương sâm có tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq., Tieghentopanax fruiticosus (L.) R. Vig. thuộc họi Nugx gia bì.
![]() |
Đinh lăng được ví như nhân sâm của người nghèo |
Cây đinh lăng thường được lấy lá để sử dụng ăn cùng với món gỏi cá. Thân cây nhỏ, nhẵn, không có gai, và thường có độ cao trong khoảng từ 0.8m đến 1.5 m. Lá đinh lăng kép 3 lần xẻ lông chim dài, cuống lá dày, phiến lá có răng cưa không đều và mùi hương đặc trưng. Cây đinh lăng được trồng khá phổ biến ở nước ta, và có thể sử dụng để làm cây cảnh.
Đinh lăng được sử dụng nhiều chủ yếu phần lá và rễ đinh lăng hay còn gọi củ đinh lăng. Rễ cây được thu hoạch vào mùa đông và thường có tuổi từ 4-5 tuổi trẻ lên. Như vậy, rễ đinh răng mới có nhiều hợp chất tốt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
![]() |
Bên cạnh lá, củ đinh lăng cũng có tác dụng tuyệt vời trong chữa bệnh |
Những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khoẻ
Y học cổ truyền xem lá đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng tốt đối với việc giải độc, chống dị ứng, chữa táo bón,... Đối với Tây y thì lá đinh lăng có chứa những thành phần tốt cho sức khỏe như:
Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 rất tốt cho hệ tim mạch, thị lực và hệ thần kinh.
Glucozit hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của tim và giảm thiểu lượng Na có trong tim.
Alcaloid hỗ trợ giảm đau và gây tê hiệu quả.
Flavonoid giúp ức chế chống lại các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu của Viện y học quân sự Việt Nam năm 1964 với thí nghiệm áp dụng trên người sử dụng bột đinh lăng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ với hàm lượng là 0.23 gam đến 0.5 gam bột, và thí nghiệm cho kết quả giúp tăng khả năng sức khoẻ dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm.
![]() |
Đinh lăng ngâm rượu có khả năng đẩy lùi mệt mỏi, bồi dưỡng sức khoẻ |
Các bài thuốc tốt cho sức khoẻ từ cây đinh lăng
Chữa mệt mỏi
Lấy rễ cây đinh lăng rửa sạch, sắc uống đều đặn 2 lần/ngày có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể, bớt mệt mỏi, tinh thần sảng khoái.
Chữa bệnh tiêu hoá
Khi hỏi về lá đinh lăng có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa, ít ai biết rằng nó có khả năng chữa tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,... cực kỳ tốt. Để thực hiện mục đích này, bạn hãy lấy một nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối sau đó cho vào nồi, đổ nước xâm xấp và đun sôi lên, cuối cùng chắt lấy nước uống khi còn ấm. Cần duy trì cách làm này trong vài ngày liên tục để cải thiện các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa mà bạn đang gặp phải.
![]() |
Nước đinh lăng có thể chữa bệnh, làm giảm các triệu chứng hiệu quả |
Chữa bệnh đau lưng
Cần lấy 30g lá và cành đinh lăng tươi rửa sạch, nấu cùng 15g mỗi loại sau: cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ và 800ml nước. Bạn đun hỗn hợp này cho sôi rồi để lửa nhỏ đến khi chỉ còn 30ml nước thì chắt lấy nước chia thành 3 lần uống trong ngày, thực hiện 5 ngày liên tiếp.
Chữa bệnh dị ứng da
Người bị dị ứng da có thể uống nước đinh lăng để cải thiện tình trạng nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bài thuốc để thực hiện mục đích này như sau: lấy 150g lá đinh lăng tươi rửa sạch hãm với 200ml nước sôi trong 5 - 7 phút rồi chắt ra lấy nước, uống khi còn ấm, mỗi ngày 3 lần, duy trì 5 - 7 ngày hoặc cho đến khi hết các triệu chứng dị ứng.
Chữa lành vết thương
Đây là bài thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Khi xuất hiện vết thương, chỉ cần lấy vài lá đinh lăng, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị thương. Ngay lập tức cơn đau sẽ dịu đi và sớm lành.
Một số lưu ý khi sử dụng đinh lăng trong chữa bệnh
Từ chia sẻ về lá đinh lăng có tác dụng gì trên đây có thể thấy rất nhiều lợi ích từ loại dược liệu tự nhiên này đem lại. Tuy nhiên, khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào từ lá đinh lăng cũng cần chú ý:
- Trong lá đinh lăng có nhiều saponin nên nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều rất dễ gặp phải một số tác dụng phụ chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, mệt mỏi,... Vì thế, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cân nhắc liều lượng sử dụng cho phù hợp, không được uống kéo dài.
- Trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng mà chỉ nên dùng ngoài da vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nếu lạm dụng uống nước lá đinh lăng có thể ảnh hưởng xấu tới tổng trạng cũng như hệ tim mạch.
- Tuy là dược liệu thiên nhiên ít độc nhưng khi dùng với liều lượng nhiều vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, nhất là ở phổi, gan, dạ dày, tim, ruột,...
- Thai phụ trong 3 tháng đầu không nên uống lá đinh lăng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
![]() |
Người bệnh nên tham vấn bác sĩ để có phương pháp sử dụng phù hợp nhất |
Nhìn chung, lá đinh lăng là dược liệu tự nhiên nên khi đã biết lá đinh lăng có tác dụng gì và quyết định sử dụng thì cần phải kiên trì thực hiện đều đặn, không được nôn nóng vì tác dụng mà nó mang lại không thể nhanh như việc dùng thuốc Tây y. Tất cả bài thuốc từ lá đinh lăng đều cần có thời gian thẩm thấu và phát huy công dụng thì mới có hiệu quả.
Song song với việc dùng lá đinh lăng để hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cũng cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Sự kết hợp này sẽ giúp quá trình trị bệnh diễn ra suôn sẻ và tránh được nguy cơ bệnh diễn tiến nghiêm trọng.
Không thể chắc chắn được việc kết hợp giữa bài thuốc từ lá đinh lăng với loại thuốc mà bạn đang sử dụng với mục đích nào đó có gây ra tương tác thuốc hay không. Vì thế, trước khi dùng dược liệu này bạn cần tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả

Việt Nam xóa sổ bệnh mắt hột sau 70 năm nỗ lực

Người đàn ông nguy kịch sau một tuần ăn lòng lợn

Những mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn

Bộ Y tế khuyến cáo nhóm có nguy cơ cao cần chủ động tiêm vắc-xin phòng sởi

Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2025

Ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng
